Trả lời:

Thuốc giải rượu được quảng cáo tràn lan, giúp giải độc gan, mát gan, giảm say rượu, đau đầu, chuếnh choáng. Về khoa học, công dụng của thuốc giải rượu không rõ ràng, nhiều người lạm dụng để uống thêm nhiều rượu còn làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Nhiều trường hợp uống xong vẫn bị ngộ độc, kích thích, suy kiệt, sốc, mệt mỏi. Chưa kể, tửu lượng và tình trạng bệnh nền của mỗi người khác nhau. Nhiều gói thuốc không rõ xuất xứ, khiến gan thận phải hoạt động nhiều hơn để thải độc, gây hại sức khỏe lâu dài. Nhiều loại thuốc chỉ là thực phẩm chức năng, tăng đề kháng, bổ sung vitamin chứ không điều trị bệnh.

A-nh-ma-n-hi-nh-2025-01-03-lu-6475-6775-1735878094.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vHxfdX2Bp2U6Vyfj9rObVw

Không lạm dụng thuốc để giải rượu, gây hại sức khỏe. Ảnh: thenewsuk

Do đó, thay vì tìm thuốc uống, bạn nên uống rượu bia đúng cách, không lạm dụng, phù hợp. Trước khi uống rượu, bạn có thể ăn nhẹ, không nên để bụng rỗng. Uống nhiều nước trong và sau khi uống rượu. Không uống rượu pha hay rượu không rõ nguồn gốc.

Bạn có thể ăn trái cây cam, quýt để giải bia rượu. Ăn nhiều rau xanh. Nghỉ ngơi sau khi uống nhiều rượu bia. Tuyệt đối không uống thêm để "mã hồi".

Nam giới không nên uống quá 720 ml bia hoặc 300 ml rượu vang hoặc 60 ml rượu whisky. Đối với nữ giới, mỗi ngày không nên uống quá 360 ml bia hoặc 150 ml rượu vang hay 30 ml rượu whisky. Không để cho trẻ em và vị thành niên uống rượu bia. Cố gắng kiểm soát lượng uống ở mức nguy cơ thấp nhất trong một lần.

Khi thấy biểu hiện đau đầu, đau bụng, chóng mặt, hạ thân nhiệt, huyết áp, nhìn mờ bóng mây sau uống rượu, người dân cần tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Duy ToảnKhoa cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Đức Giang

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022