Thế giới từng chứng kiến nhiều vụ giẫm đạp khiến hàng trăm người thương vong trong các sự kiện tập trung đông người. Vụ chen lấn nhau ở một sân vận động bóng đá ở Anh năm 1989 hay thảm kịch hành hương năm 2015 ở Saudi Arabia… hầu hết các thảm kịch này đều có một số điểm chung.

Trong các thảm kịch giẫm đạp, phần lớn người thiệt mạng là do bị ngạt thở chứ không hẳn do việc bị giẫm đạp gây ra. Vụ việc tại con hẻm rộng chỉ 4 mét ở khu Hamilton, Iteawon là một "hiệu ứng domino" khiến hàng trăm người ngã đè lên nhau, không lối thoát.

Anh Ken Fallas - Nhân chứng thảm kịch giẫm đạp Itaewon cho biết: "Vấn đề của khu vực quanh con hẻm ở Hamilton giống như hình chữ T, có nghĩa là nếu bị đẩy về phía trước, bạn không có cách nào quay lại. Có rất nhiều người ở phía sau cộng với tiếng nhạc rất lớn, khiến chúng tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra".

chet3301022-1667066961203721526388-1667265282387-16672652825361351534606.jpg

Thảm kịch xảy ra tại Itaewon khiến người ta nhớ lại vụ việc tương tự xảy ra vào tháng 9/2015 tại Saudi Arabia. Đây được coi là một trong những vụ giẫm đạp gây thương vong lớn nhất trong lịch sử các cuộc hành hương thường niên của người Hồi giáo, khi có tới gần 770 người thiệt mạng. Nguyên nhân vụ thảm họa trên là do một số lượng lớn người hành hương xô đẩy, chen lấn nhau.

  • Ngưng tim là gì và cách thoát hiểm khi ở trong đám đông hỗn loạnĐọc ngay

Nếu bị mắc kẹt như vậy, trước hết, áp lực từ phía trên và phía dưới khiến nạn nhân khó thở. Sau khoảng 30 giây, lưu lượng máu lên não không đủ sẽ khiến nạn nhân choáng váng. Và khoảng 6 phút sau, nạn nhân chết vì ngạt thở. Đồng thời, mọi người cũng có thể bị thương ở chân, tay và ngất xỉu khi cố gắng thở, vùng vẫy thoát khỏi đám đông.

Những người sống sót sau các thảm kịch chen lấn đã chia sẻ rằng, họ bị đẩy vào tình trạng giống như có một dòng thác người đổ lên. Họ cũng cho rằng, trải nghiệm đó giống như cảm giác bị ghì chặt vào một cánh cửa không thể mở ra.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022