Ngày 8-1, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết trước khi chuyến tới đây, bệnh nhân đã được người thân đưa đến bệnh viện tuyến tỉnh trong tình trạng suy hô hấp nặng, kèm theo bệnh nền tiểu đường, tăng huyết áp.

Người nhà bệnh nhân cho biết tình trạng này xuất hiện sau 3 ngày bệnh nhân ho, sốt và có biểu hiện mắc cúm A.

base64-17047061136771912912286-1704719016940-17047190179741311961691.png

Điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được đánh giá có tổn thương phổi hai bên tới 70%, phổi trắng xóa, phải thở máy. Kết quả xét nghiệm xác định mắc đồng thời cả cúm A và COVID-19.

Theo bác sĩ Phúc, việc bệnh nhân cùng mắc hai căn nguyên ở một vị trí khiến quá trình điều trị khó khăn hơn rất nhiều, tổn thương cũng tiến triển nhanh hơn. Sau một tuần điều trị tích cực, phổi của bệnh nhân đã cải thiện, tuy nhiên hô hấp vẫn phải phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở.

  • Cũng là cúm mùa, vì sao nhiễm cúm A nguy hiểm hơn?Đọc ngay

Các bác sĩ cho biết thời gian gần đây, số ca COVID-19 có sự gia tăng trở lại. Bên cạnh đó, số mắc cúm A cũng ghi nhận nhiều hơn, kéo theo số bệnh nhân mắc cùng lúc hai bệnh này.

Hai nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng khi mắc cúm là trẻ em và người cao tuổi có bệnh nền. Do đó, bác sĩ khuyến cáo người dân không được chủ quan.

Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A/H1N1, A/H3N2… Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

Triệu chứng của bệnh là: Ho, chảy mũi, nghẹt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng, đau nhức cơ thể..., do đó rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác. Việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022