mat-gan-1747729905436988357189-0-25-675-1105-crop-174773020963486581707.jpgLoại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

GĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Theo thông tin từ BVĐK Tâm Anh, vừa qua, các bác sĩ nơi đây đã tiếp nhận nữ bệnh nhân tên Chung, 76 tuổi, bị viêm đường mật nặng do có nhiều sỏi lớn ở gan và túi mật, khiến ống mật giãn gần 10 lần, đối diện nguy cơ cắt bỏ gan.

Được biết, 2 tuần trước khi nhập viện, bà Chung có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, ăn uống kém, điều trị tại cơ sở y tế gần nhà, bệnh không chỉ thuyên giảm mà còn khiến bệnh chuyển nặng hơn với biểu hiện nôn ói sau ăn, đau âm ỉ vùng hạ sườn phải nên đến viện khám.

Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) 3 Tesla cho thấy sỏi lấp đầy túi mật và ống gan trái của bà Chung. Đường kính ống gan trái giãn 8 mm. Đường kính ống mật chủ giãn 21 mm (bình thường khoảng 1-5 mm), bên trong chứa nhiều sỏi, có viên kích thước lên tới 2 cm. Đặc biệt túi mật chứa nhiều sỏi bùn (còn gọi là bùn mật – hỗn hợp gồm các tinh thể nhỏ li ti của cholesterol, muối canxi bilirubinat và chất nhầy, lắng đọng lại trong túi mật), có viên sỏi lớn bất thường gần 3,5 cm.

soi-mat-1747986678334657485873.jpg

Bác sĩ đang thực hiện lấy sỏi cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Ngọc Bích, Khoa Gan – Mật – Tụy cho biết, bệnh nhân có "sỏi mật có kích thước 3,5 cm là tình trạng bất thường, rất ít gặp. Sỏi mật trên 2,5 cm đã được xếp vào dạng ít gặp". Theo bác sĩ Ngọc, khả năng tự đào thải của những sỏi mật lớn bất thường như của bà Chung là rất thấp. Người bệnh có nguy cơ biến chứng rất cao như sỏi kẹt ở cổ túi mật hoặc ống mật chủ gây tắc nghẽn dòng chảy của mật, viêm túi mật cấp tính hoặc mạn tính, ung thư túi mật, biến chứng phải cắt bỏ gan.

Bác sĩ Ngọc Bích cho biết, sỏi mật lớn bất thường đã gây biến chứng viêm đường mật, người bệnh cần được phẫu thuật nội soi cắt túi mật, mở ống mật chủ lấy sỏi và kết hợp nội soi đường mật tán sỏi, lấy sỏi đường mật gan trái.

Trong quá trình phẫu thuật nội soi, bác sĩ ghi nhận tình trạng túi mật căng phồng. Ê kíp tiến hành phẫu tích tam giác gan mật, kẹp và cắt động mạch cùng ống túi mật. Sau đó, mở đoạn ống mật chủ trên tá tràng, lấy ra nhiều viên sỏi lớn. Tiếp tục nội soi kiểm tra thấy có sỏi bùn trong đường mật gan trái. Bác sĩ thực hiện bơm rửa bằng nước ấm, đặt dẫn lưu Kehr (loại ống nhỏ hình chữ T giúp dịch mật chảy một phần vào đường tiêu hóa và một phần ra ngoài) và khâu lại lỗ mở ống mật chủ.

Ca phẫu thuật diễn ra hơn 2 giờ, bà Chung đã được lấy sạch sỏi qua nội soi. Người bệnh chưa phải cắt gan nhưng đây là ca biến chứng nguy hiểm do phát hiện muộn. Sau mổ 3 ngày,  sức khỏe người bệnh dần ổn định và được xuất viện.

base64-17479866688241986895021.jpeg

Người bệnh được chăm sóc sau khi phẫu thuật. Ảnh: BVCC

Làm gì để phòng sỏi đường mật trong gan?

Sỏi đường mật trong gan hình thành do kết tụ các thành phần trong dịch mật tại các ống dẫn trong nhu mô gan. Khác với sỏi túi mật thường là cholesterol, sỏi gan ở châu Á chủ yếu là sỏi sắc tố (bilirubin), liên quan đến nhiễm ký sinh trùng, ứ trệ mật hoặc rối loạn chuyển hóa. Người bệnh có thể không có triệu chứng rõ ràng, chỉ phát hiện tình cờ khi khám, triệu chứng phổ biến là đau bụng, sốt, vàng da…

Bác sĩ khuyên mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt khi có biểu hiện bất thường tiêu hóa. Để phòng ngừa sỏi mật, cần đảm bảo vệ sinh ăn uống, tránh dùng thực phẩm tái sống để giảm nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Tăng cường rau xanh, trái cây và uống đủ nước. Hạn chế thức ăn nhiều cholesterol, chất béo, đồ chiên rán, đóng hộp, rượu bia. Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Duy trì vận động thể chất mỗi ngày để tăng lưu thông mật, giảm nguy cơ hình thành sỏi.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022