thay-nguyen-ngoc-ky20220928102702-16643463533181141748105-0-0-563-900-crop-1664346638757852010990.jpgNhững ai dễ mắc căn bệnh khiến thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký phải chống chọi nhiều năm trước khi qua đời?

GiadinhNet – Theo các chuyên gia, tỷ lệ người mắc các bệnh về thận ngày càng tăng. Trong đó, suy thận là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính. Nếu không được chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận, người bệnh sẽ khó duy trì được sự sống.

Mới đây, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận và phẫu thuật lấy khối bã thức ăn kích thước lớn thành công cho một nữ bệnh nhân 57 tuổi, ở Hà Nội.

Theo đó, bệnh nhân vào viện trong tình trạng ăn uống kém, đau âm ỉ vùng thượng vị sau khi ăn quả hồng ngâm. Theo chia sẻ của bệnh nhân, bà ăn khoảng 5-6 quả một lúc. Sau vài ngày xuất hiện tình trạng đau âm ỉ nên đến viện khám. Trước đó, bà rất ít ăn hồng cũng như những đồ khó tiêu.

Ths.BS Nguyễn Anh Quân, Khoa Ngoại tổng hợp cho biết, sau khi thăm khám, các bác sĩ đã nội soi dạ dày cho bệnh nhân phát hiện hang vị bờ cong nhỏ có nhiều ổ loét (kích thước 1,5x3cm), đặc biệt trong dạ dày có hai khối bã thức ăn lớn với kích thước lần lượt là 6x7cm và 2x3cm, rất cứng chắc.

edit-3060915555325674522050547626396593280503415n-1664268347717546331377-1664358991788-16643589920771492634256.jpeg

Khối bã thức ăn được lấy từ dạ dày của bệnh nhân. Ảnh BVCC

Các bác sĩ đã nội soi dạ dày để gắp thức ăn ra tại phòng nội soi nhưng không thành công. Bệnh nhân tiếp tục được chuyển lên phòng mổ, tiến hành nội soi dạ dày, dùng máy laser để phá nhỏ bã thức ăn nhưng cũng không thể xuyên phá được do khối bã thức ăn quá rắn chắc.

Cuối cùng, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật mổ mở mặt trước dạ dày để lấy bã thức ăn. Sau mổ, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do ăn quá nhiều quả hồng ngâm. Trước đó không lâu, các bác sĩ Bệnh viện E cũng tiến hành phẫu thuật nội soi để đẩy khối bã thức ăn xuống đại tràng cho một nữ bệnh nhân ở Hà Nội. Người này có tiền sử cắt 2/3 dạ dày, trước khi vào viện có biểu hiện đau bụng, nghi do tắc ruột. Bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện vài ngày có ăn quả hồng ngâm.

Theo TS.BS Đặng Quốc Ái, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E, hàng năm đến mùa hồng, tại Bệnh viện đều ghi nhận nhiều ca bị tắc ruột do ăn hồng. Có nhiều trường hợp tắc ruột điều trị không đỡ phải mổ để lấy khối bã thức ăn. Hơn nữa, không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đều ghi nhận các trường hợp ăn hồng gây tắc ruột.

Tại sao hồng ngâm gây tắc ruột?

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hồng ngâm là loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Đây là loại quả có nhiều trong mùa thu và được mọi người yêu thích vì nó có vị ngọt, dễ ăn. Trong trái hồng cũng có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như mangan, kali, kẽm, đồng và vitamin C, beta-caroten, sắt, kali…

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, dù là loại quả giàu dinh dưỡng nhưng khi ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu hoá, thậm chí tắc ruột.

photo-2-15429485070281690219286-16320471628711620144581-27-0-433-650-crop-16320471860431157224060-1664358907644-1664358908345966868353.jpg

Lý giải về điều này, TS.BS Đặng Quốc Ái cho biết, trong quả hồng có chất tanin gây vị chát và chất pectin, hai chất này có nhiều ở vỏ hồng. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.

Nếu ăn quá nhiều, nhất là vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ vón lại thành từng khối, nếu các khối bã thức ăn này không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Những ai không nên ăn hồng ngâm?

Người có tổn thương đường tiêu hóa

Theo các bác sĩ, những người có tổn thương đường tiêu hóa (người đã cắt dạ dày hoặc cắt một phần dạ dày) không nên ăn hồng ngâm hoặc các thực phẩm cứng, khó tiêu vì khi đó, dạ dày làm việc kém hiệu quả, không tiêu hóa được xenlulo và các chất khác dễ gây tình trạng thực phẩm ăn vào rơi luôn xuống ruột, vón cục lại thành từng mảng lớn đi đến đâu gây tắc đến đó.

Người già, trẻ nhỏ

Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, do đó, dễ bị táo bón khi ăn hồng ngâm. Trong khi đó, với người cao tuổi, khi các chức năng tiêu hóa thức ăn không còn hoạt động tốt như trước cũng dễ dẫn đến tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc tắc ruột khi ăn nhiều hồng ngâm. Do vậy, người già, trẻ nhỏ nên hạn chế ăn quả hồng. 

Người có thể trạng kém

Những người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược, phụ nữ sau sinh, người bị khó tiêu… cũng không nên ăn loại quả này. Do hồng ngâm có thể gây bệnh tiêu hóa như tắc ruột hay tạo cảm giác nôn nao cho người ăn phải.

Người bị tiểu đường

Trong quả hồng chứa 10,8% carbohydrate, do vậy, sau khi ăn rất dễ bị hấp thụ, khiến đường huyết tăng lên. Với những người mắc bệnh tiểu đường, nhất là những người kiểm soát đường huyết kém, ăn nhiều hồng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Lưu ý:

- Không ăn hồng ngâm lúc đói: Do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin, nếu ăn lúc đói sẽ kết tụ thành bã thức ăn trong dạ dày và rất khó tiêu hóa, điều này rất nguy hiểm cho đường ruột và dạ dày. Nên ăn lúc bụng no, hoặc khoảng 1 giờ sau ăn.

- Không ăn vỏ quả hồng, nhất là vỏ còn xanh vì chứa nhiều tanin. Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.

- Nên nhai kỹ khi ăn để tránh hại dạ dày.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022