Loại thực phẩm khiến người phụ nữ qua đời vì bệnh ung thư gan

Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về trường hợp của một bệnh nhân họ Lý. Người phụ nữ này làm nông, trồng cả ruộng ngô rất lớn. Mỗi năm đều thu hoạch sản lượng rất lớn, không thể tránh khỏi việc bán không hết hay bị hư hỏng. Với những bắp ngô bị hư hỏng, bà Lý thường không đem bán mà tích trữ trong nhà để ăn dần.

photo-1678552172708-16785521729361033745538-1678585421064-16785854213001866130748-1678592672409-16785926727082073137360.jpeg

Do có thói quen ăn ngô hỏng và lên nấm mốc, bà Lý thường xuyên đau bụng. Phải đến lúc tình trạng quá nghiêm trọng, bà mới được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện bà Lý đã mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau, bà Lý qua đời vì không thể chữa trị.

Vị bác sĩ điều trị cho bà Lý cho biết, thực tế ngô vốn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa ung thư gan bởi rất giàu các chất dinh dưỡng như selen, magie, glutathione, lysine, carotene... Tuy nhiên bà Lý lại thường ăn ngô mốc. 

photo-1678552175837-1678552175894810349059-1678585423032-1678585423129201845633-1678592675841-16785926759221811639347.jpeg

Ngô mốc có chứa Zearalenon, đây là một chất gây ung thư đã được công nhận, và mức độ gây ung thư của nó rất cao, thuộc về chất gây ung thư cấp 3. Thường xuyên ăn ngô mốc tương đương với việc nạp trực tiếp zearalenone vào người để kích hoạt tế bào ung thư.

Ngoài ra, nấm mốc trong ngô còn có thể chứa độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất có độc tính cao. Nó nguy hiểm gấp 68 lần asen, 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin đã đủ để gây ra bệnh ung thư. Năm 1993, nó được phân loại là chất gây ung thư loại 1 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đáng nói, chất gây ung thư này tồn tại khá phổ biến trong cuộc sống, nhất là một số món ăn dưới đây.

Từ trường hợp của bà Lý, các bác sĩ khuyến cáo không nên tiếp tục ăn thực phẩm hỏng mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu tinh bột như ngô, khoai, gạo... bị mốc.

Ăn thực phẩm bị mốc, sức khỏe bị đe dọa thế nào?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các thực phẩm bị mốc như lạc, đậu, ngô... đều có độc tố vi nấm. Các loại vi khuẩn có thể khiến cho dinh dưỡng trong thực phẩm bị suy giảm, biến chất, từ đó gây hư hỏng. Nếu cố tình ăn thực phẩm bị mốc thì trước tiên chúng ta sẽ gặp nhiều bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhẹ thì bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Nặng hơn thì có nguy cơ nhiễm độc tố và dễ mắc bệnh ung thư.

"Những thực phẩm bị mốc thì không nên dùng. Trên thực tế có những loại mốc tốt ứng dụng trong đời sống như mốc tương, nhưng phải có quy trình chuẩn và có kỹ thuật đảm bảo an toàn. Có loại mốc còn có thể sản sinh ra độc tố vi nấm aflatoxin có thể gây độc cấp. Ngoài ra, các loại vi nấm thông thường có thể gây đau bụng, tiêu chảy", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

Các loại thực phẩm bị mốc có khả năng nhiễm aflatoxin và gây hại cho sức khỏe khi tiêu thụ. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm. Để giảm tiếp xúc với độc tố gây ung thư gan aflatoxin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người tiêu dùng nên:

- Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.

- Khi đi mua, cần đảm bảo mùi của các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.

- Chỉ mua hạt, bơ hạt ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.

- Hãy chắc chắn rằng thực phẩm trên được bảo quản đúng cách và không để quá lâu trong nhà trước khi sử dụng. Điều này không chỉ giảm thiểu phơi nhiễm aflatoxin mà còn cải thiện sức khỏe và dinh dưỡng.

- Người tiêu dùng thiếu sự đa dạng trong chế độ ăn uống càng cần phải chú ý để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với aflatoxin cao. Các thực phẩm dễ nhiễm aflatoxin như ngô, lạc cần được xử lý đúng cách trước và sau khi thu hoạch.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022