‏Trong cuộc sống hiện đại, con người ngày càng bận rộn, ít vận động, việc dành thời gian để tập luyện một môn thể thao nào đó để rèn luyện sức khỏe đôi khi rất khó thực hiện. ‏

‏Nhưng không phải ai cũng biết đi bộ hằng ngày là hình thức tập luyện đơn giản nhất nhưng cũng mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe mỗi người. Đây còn là một trong những môn thể thao thích hợp với hầu hết các nhóm người, từ người già tới trẻ nhỏ. ‏

‏Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình con người nên đi bộ từ 6000 - 7000 bước mỗi ngày để duy trì hiệu quả trao đổi chất bình thường của cơ thể. Đặc biệt, thói quen đi bộ vào sáng sớm, trong lúc bụng đói cũng đem tới một số hiệu quả đặc biệt.‏

‏1. Tăng cường mức năng lượng ‏

‏‏‏Một nghiên cứu khác với những phụ nữ đang cảm thấy thiếu ngủ cho rằng, 10 phút đi bộ, hoặc tập luyện nhẹ nhàng như lên xuống cầu thang sẽ cung cấp năng lượng nhiều hơn uống một tách cà phê.‏

‏Do đó, khi vừa thức dậy vào buổi sáng, việc tập thể dục có thể giúp "đánh thức" cơ thể một cách hiệu quả. Việc đi bộ ngoài trời cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong cả ngày, so với việc chỉ ở trong nhà. ‏

photo-1680966398446-1680966399375876936137-1681008692196-16810086927651688864004.png

Việc đi bộ ngoài trời cũng có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn trong cả ngày, so với việc chỉ ở trong nhà.

‏2. Giảm chất béo, đạt hiệu quả giảm cân‏

‏Đi bộ vào buổi sáng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân, giảm chất béo hiệu quả. Đây vốn là bài tập có cường độ thấp, thường không được những người có kế hoạch giảm cân lựa chọn. Tuy nhiên, trung bình đi bộ với tốc độ vừa phải trong 30 phút có thể đốt cháy tới 150 calo. Nếu kết hợp tập luyện lúc sáng sớm, khi bụng đói, cơ thể sẽ tiêu hao lượng calo dư thừa nhiều hơn. Qua đó, quá trình đốt cháy chất béo được thúc đẩy. ‏

‏Sau một đêm nghỉ ngơi, glycogen trong cơ thể đang ở mức khá thấp nên thói quen sáng sớm đi bộ 5km khi bụng đói có thể tiêu hao mỡ để cung cấp năng lượng. Qua đó, cơ thể đẩy nhanh quá trình phân giải lipid và đạt được hiệu quả giảm cân. Lượng calo thực tế đốt cháy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ đi bộ, quãng đường, địa hình và cân nặng của bạn. ‏

‏3. Tăng thân nhiệt‏

‏Sau một đêm ngủ sâu, thân nhiệt cũng giảm xuống ở mức thấp vì quá trình trao đổi chất trong cơ thể vào buổi sáng diễn ra rất chậm và thiếu hiệu quả. Do đó, vận động nhẹ nhàng như đi bộ vừa có thể xua cái lạnh ra khỏi cơ thể, vừa đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu của chi dưới. Nhờ vậy nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ tăng lên, có thể tránh được tình trạng chân tay lạnh vào mùa đông rất hiệu quả. ‏

‏Đi bộ cũng là một trong những cách tốt nhất giúp điều chỉnh thân nhiệt ổn định ở mức cho phép, rất có lợi cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.‏

photo-1680966414399-16809664145551687067121-1681008698351-1681008698459775406387.png

‏Đi bộ cũng là một trong những cách tốt nhất giúp điều chỉnh thân nhiệt ổn định ở mức cho phép, rất có lợi cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống.‏

‏4. Cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, tăng hiệu quả trao đổi chất‏

‏‏Đi bộ giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa và giúp bạn kiểm soát các nguy cơ bệnh tật khác nhau bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao, đái tháo đường…‏ Toàn bộ quá trình đi bộ cũng kích thích tuần hoàn máu toàn thân, cải thiện sức bền và các chỉ số của cơ thể một cách có lợi.‏

‏Điều này rất có lợi với nhóm người trung niên, người cao tuổi, khi các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa sẽ khiến tính đàn hồi của mạch máu kém đi, tốc độ lưu thông máu tương đối chậm. Thói quen đi bộ sáng sớm có thể giúp làm giảm nồng độ chất béo trung tính và cholesterol trong cơ thể. Qua đó, ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, cải thiện các triệu chứng của các bệnh tăng huyết áp, tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch…‏

‏Nhờ thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thói quen này cũng góp phần làm chậm lại quá trình già hóa. Kiên trì thực hiện đều đặn, việc đi bộ còn giúp họ có được da dẻ hồng hào, săn chắc, khỏe mạnh và trẻ trung.‏

photo-1680966422508-1680966422653643906416-1681008701670-16810087017861299763929.png

Kiên trì thực hiện đều đặn, việc đi bộ còn giúp họ có được da dẻ hồng hào, săn chắc, khỏe mạnh và trẻ trung.

‏5. Ngăn ngừa loãng xương‏

‏Theo Giáo sư Pam Hinton, thuộc Khoa Dinh dưỡng và Vận động Sinh lý học, trường Đại học Missouri, ông cho rằng: "Tập thể dục sẽ đem lại tác dụng củng cố xương, ngăn ngừa và làm chậm tình trạng loãng xương ở mọi lứa tuổi. Ngay cả khi già đi thì các bài tập đối kháng hay đi bộ cũng có hiệu quả nhất định."‏

‏Đi bộ mỗi sáng có thể cải thiện sự linh hoạt của cơ và khớp, đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi của xương trong cơ thể. Qua đó, thói quen này cũng giúp chúng ta dần cải thiện mật độ xương, giảm tỷ lệ gãy xương và loãng xương một cách hiệu quả.‏

‏*Theo Sohu‏

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022