Nhiều người thường chỉ quan tâm đến ung thư mà bỏ qua việc phòng ngừa bệnh tiểu đường. Trong thực tế, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tại nước ta đang gia tăng không ngừng. Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường, do cơ thể không tiết đủ insulin.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân có nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận...

Không chỉ Tây y mà Đông y cũng quan tâm đến căn bệnh này từ rất sớm. Đông y thường căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng khác nhau mà đặt tên bệnh tiểu đường theo nhiều cách như tiêu khát, cách tiêu, phế tiêu...

photo-1709491248290-1709491249123111439274.jpeg

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tại nước ta đang gia tăng không ngừng.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với cơ thể.

Trong đó, rau xanh là loại thực phẩm tốt nhất cho nhóm bệnh nhân này vì chúng giàu chất xơ, đồng thời có chỉ số đường huyết không cao.

Dưới đây là một số loại rau có tác dụng hạ đường huyết và cách sử dụng do lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ.

Lương y tiết lộ 9 loại rau là "thuốc hạ đường huyết tự nhiên"

1. Bí đao

Cách làm: Lấy 100g đậu xanh cùng 200g bí đao, sơ chế sạch và mang đi nấu canh. Ăn nóng 1 lần/ngày. Ăn liên tục 3 ngày.

2. Đậu đũa

Cách làm: Luộc ăn đều đặn, tốt cho việc ổn định đường huyết.

photo-1709491326360-1709491326481781256241.jpeg

Luộc đậu đũa và ăn mỗi ngày là một cách để hạ đường huyết rất hiệu quả. Điều này là do chúng có chỉ số đường huyết thấp, không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.

3. Củ chuối tươi tuỳ dùng

Cách làm: Vắt lấy nước, uống 1-2 chén con, cách mỗi giờ một lần. Tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát.

4. Cải cúc

Cách làm: Chuẩn bị 60g cải cúc, 1 bộ lá lách heo, 3 quả trứng gà. Lá lách heo rửa sạch, thái, nấu chín (không bỏ muối), đập 03 trứng gà vào, sau cho cải cúc. Nấu chín, ăn và uống cả nước.

5. Rau cần

Cách làm: Rau cần 500g. Rửa sạch, xay, lọc lấy nước, đun sôi uống giúp ổn định đường huyết.

photo-1709491393496-1709491393735153235970.jpeg

Rau cần tốt cho việc ổn định đường huyết.

6. Củ cải

Cách làm: Củ cải tươi (bỏ vỏ) 250g; Cá muối khô 25g. Nấu, ăn 1 lần/ngày. Cách ngày dùng 1 lần.

7. Rau muống

Cách làm: Chuẩn bị cuống rau muống và râu ngô lượng đủ dùng. Rửa sạch, nấu lấy nước uống.

8. Hỗn hợp các loại rau

Cách làm:

  • "Ngọc nữ Hồng Kông" Châu Huệ Mẫn U60 ngày càng lão hóa ngược, hóa ra cô không ăn 1 thứ mà nhiều người rất thích

- Lấy cải xoong 1 nắm; Tía tô 1 nắm

- Củ cải 1 củ; Cà rốt 1 củ

- Cần tây 1 nắm; Cải bắp 1 nắm

- Mùi tây 1 nắm

* Rửa sạch tất cả rồi xay, ép lấy nước uống.

9. Mướp đắng

photo-1709491426365-17094914264941373486390.jpeg

Cách làm: Phơi âm can, sao vàng hạ thổ, sắc uống.

Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ loại rau nào với mục đích điều trị bệnh, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia sức khỏe.

Những quy tắc quan trọng trong ăn uống đối với bệnh nhân tiểu đường

1. Kiêng ăn chất béo.

2. Kiêng ăn chất có nhiều cholesterol như tôm, cua, sò, hàu.

3. Giảm thức ăn có tinh bột (cơm, gạo).

4. Ăn nhiều chất xơ như rau xanh, đậu, khoai tây, cà rốt…

5. Kiêng đường và các chất có nhiều đường.

6. Nên ăn nhiều bữa.

7. Cố gắng giảm cân.

8. Kiêng rượu, bia.

9. Chế độ ăn uống mỗi ngày nên chứa ít chất béo và đường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau quả, hạn chế thịt đỏ và tránh thịt chế biến sẵn.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022