Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (cơ sở 3), ngày xưa trái vải là loại quả quý. Trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, quả vải được ca ngợi là “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh, như giáng tuyết”.
Trong y học cổ truyền, thịt quả vải và hạt đều là thuốc chữa bệnh. Thịt quả vị ngọt, chua, tính bình hay ôn, có tác dụng nuôi huyết, làm hết phiền khát, tiêu thũng, chữa những bệnh mụn nhọt, ăn nhiều đẹp nhan sắc.
Hạt vải còn được gọi lệ chi hạch có vị ngọt, chát, tính ôn, không độc, tác dụng tán hàn, nghiền thành bột có thể chữa được tiêu chảy ở trẻ em.
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết, theo nghiên cứu của y học hiện đại, thịt quả vải nhiều nước, glucose, protein, chất béo, vitamin C, vitamin A, B, acid citric, đồng, sắt, kali,… Với nhiều dưỡng chất, vải là loại quả bồi bổ sức khoẻ theo nhiều cách khác nhau.
Vải rất giàu vitamin C, đáp ứng nhu cầu vitamin hàng ngày của cơ thể. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính và tăng cường khả năng miễn dịch, đẹp da, tạo độ bóng cho tóc.
Vải còn chứa nhiều hợp chất chống oxy, gồm cả epicatechin và rutin, giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa, các bệnh mãn tính, đục thủy tinh thể, tiểu đường, bệnh tim và ung thư.
Vải là món ăn cũng là thuốc bổ.
Ngoài ra, trong quả vải còn giàu chất xơ giúp duy trì nhu động ruột trơn tru và giảm táo bón.
Trong dân gian người dân dùng vải chữa nhọt bằng cách: Dùng thịt vải giã nát với ô mai thành cao đắp lên mụn nhọt. Hoặc 5-7 quả vải lấy thịt vải giã nát với ít hồ nếp, dàn thành miếng cao dán lên nơi mụn nhọt (để hở miệng).
Với trường hợp đau răng, người dân dùng quả vải để cả vỏ hạt, thêm ít hạt muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào rang giúp giảm đau. Người bị nấc dùng quả vải đốt thành than tán bột hòa với nước nóng mà uống.
Bác sĩ Vũ thông tin, dù vải là loại quả có công năng bồi bổ sức khoẻ nhưng không nên ăn quá nhiều một. Điều này dẫn đến sinh nhiệt, khô miệng, đau họng, buồn nôn.
Bộ phận cực quý của quả vải, trị tốt nhiều bệnh nhưng thường bị bỏ điĐọc ngay
Theo khiến nghị, người bình thường không ăn quá 5-10 quả/ lần. Phụ nữ mang thai, trẻ em nên ăn 3-4 quả/1 lần. Phụ nữ mới sinh đang cho con bú nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200 gram. Phụ nữ khi trước và trong kỳ hành kinh nên hạn chế ăn nhiều vải. Không ăn vải khi đói.
Do lượng đường trong vải khá cao nên bác sĩ lưu ý người đái thao đường chỉ ăn ít để tránh tăng đường huyết đột ngột. Những người bị thủy đậu, có đờm hay bị cảm thì không nên ăn vải bởi sẽ làm bệnh tình thêm nặng hơn.
Vải có thể gây dị ứng với người cơ địa nhạy cảm. Khi ăn vải có các triệu chứng như nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Không ăn vải khi có hiện tượng dập, nát bởi nó có thể chứ độc tố Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá. Đang là mùa vải chuyên gia khuyên dù là loại quả quý nhưng bạn ăn đủ theo khuyến cáo. Bạn nên mua vài lượng vừa phải để đảm bảo tươi ngon. Vải mua về có thể để trong ngăn mát từ 5 đến 10 ngày.