Lá vối

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu. Các bộ phận khác của cây còn chứa các sterol, các chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh với một số vi trùng gram+ và gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông.

Ngoài ra, lá và nụ vối từ lâu được nhiều người nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Khi uống nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.

loai-la-phoi-kho-thanh-vat-quy-09472731-1714915863242-17149158634401774456877.jpg

Lá ổi tác dụng hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu. (Ảnh minh hoạ)

Lá ổi

Hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Trên thực tế, người ta biết nhiều về lợi ích của quả ổi, còn lợi ích của lá ổi với sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

Lá ổi có nhiều cách sử dụng khác nhau và trong lá ổi có thành phần berbagia rất cao - loại hoạt chất điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy cấp. Khi pha với trà, lá ổi giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Lá ổi còn hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu và tính trạng kháng Insulin. Do đó, sử dụng lá ổi là rất tốt cho người bị tiểu đường.

  • avatar1714892167589-17148921682151489949053-0-0-1249-1998-crop-1714892255420447017112.jpg

    Loại rau bình dân mùa hè nhiều vitamin C hơn cam, hạ đường huyết hiệu quả, lợi tiêu hóa, sáng mắt: Sẵn ở chợ Việt

Lá ổi có tác dụng này là do nhóm các chất như Avicularin, Quercetin có khả năng ức chế sự hấp thụ glucose.

Bệnh nhân bị tiểu đường có thể tham khảo cách sử dụng lá ổi như với các bước như sau: Đem lá ổi rửa sạch, phơi khô sau đó hãm nước lá ổi để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng nước lá ổi trong khoảng từ 2 – 3 tháng, người bệnh có thể nhận thấy sự cải thiện về tình trạng bệnh.

Lá đu đủ

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện đa khoa Medlatec, trong các thành phần của lá đu đủ có một lượng acetogenin. Hợp chất này có thể giúp phòng chống ung thư rất tốt. Vì vậy, uống nước lá đu đủ sẽ giúp bạn giảm tỷ lệ bị mắc bệnh ung thư nguy hiểm.

Lá đu đủ có rất nhiều vitamin nhóm A và C đặc biệt tốt cho sức khỏe của làn da. Vitamin C có khả năng chống oxy hóa hiệu quả, giúp cơ thể chống lại những tổn thương ở trên bề mặt da. Đồng thời, chúng còn ngăn ngừa và loại bỏ được những vấn đề về da như mụn, thâm sạm hay nếp nhăn. Việc uống nước đu đủ thường xuyên sẽ giúp bạn có một làn da khỏe và tràn đầy sức sống.

Ngoài ra, các hoạt chất của lá đu đủ có thể làm tăng được số lượng tiểu cầu trong máu. Trong nhiều nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy, lá đu đủ chứa nhiều thành phần có thể cung cấp một lượng tiểu cầu cơ bản cho cơ thể.

Lá đu đủ tươi khi nấu nước uống sẽ có vị đắng, rất khó uống. Trong khi đó, lá đu đủ phơi khô khi nấu nước sẽ mất đi vị đắng và không còn nhựa. Nấu nước với lá đu đủ khô cũng giúp bạn có thể quan sát được độ đậm nhạt của màu nước để cân chỉnh liều lượng phù hợp nên hiện nay người dân thường mua lá đu đủ khô trên các sàn thương mại điện tử về tiện sử dụng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022