GĐXH - Quả lê đặc biết tốt cho hệ hô hấp, nhưng lê được khuyến cáo không nên ăn cùng rau dền, củ cải hay thịt ngỗng vì sự kết hợp này gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
Mẻ hay còn gọi là cơm mẻ, có tên khoa học là nematode. Là loại gia vị quen thuộc của người Việt, đặc biệt là những người miền Bắc. Cơm mẻ được ủ từ cơm trắng, con mẻ, nấm men, vi khuẩn lên men acid lactic. Mẻ có màu trắng, mùi thơm, vị chua dịu.
Mặc dù con mẻ rất nhỏ nhưng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng thường bò ngọ nguậy trên bề mặt cơm trong hũ mẻ và thành những dụng cụ chứa đựng.
Với những món ăn phổ biến như món lẩu, các món om, canh chua, bún riêu, thịt trâu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh... không thể thiếu mẻ vì mẻ giúp món ăn thêm dậy mùi và độc đáo.
Mẻ không thể thiếu trong một số món ăn, đặc biệt là các món om. Ảnh minh họa
Ăn mẻ có tốt không?
Mẻ chứa hàm lượng protein rất cao và có vai trò hỗ trợ dinh dưỡng. Trong thành phần của mẻ, có con mẻ chứa nhiều axit amin. Đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho chúng ta.
Thành phần thứ hai trong cơm mẻ là nấm men, chúng cung cấp nhiều vitamin và đạm, cũng là một nguồn hỗ trợ dinh dưỡng rất tốt.
Ngoài ra, thành phần chính, và cũng là nguyên nhân tạo ra vị chua của mẻ chính là vi khuẩn lactic. Chúng có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành axit lactic. Axit này có vị chua, và chính là vị chua thanh tự nhiên của mẻ.
Nói về tác dụng của cơm mẻ: vi khuẩn lactic kích thích hệ tiêu hóa. Nó tạo môi trường có độ pH thấp, ức chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột.
Tóm lại, ăn cơm mẻ vừa cung cấp một nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, vừa tạo một môi trường thuận lợi cho sức khỏe đường ruột.
Tuy nhiên mẻ cũng tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa khôn lường.
Bệnh tiểm ẩn do ăn mẻ chế biến không đúng cách
Trong chương trình Ngon và Lành (VTC14), TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết: “Nấm mốc lên men trong quá trình gây mẻ đem lại lượng vi khuẩn có lợi cho cơ thể, nhưng độc tố từ nấm mốc xuất hiện trước khi làm mẻ là mầm mống gây nên bệnh ung thư”.
Tiến sĩ còn cho biết thêm: “Tất cả dụng cụ, con mẻ gốc sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh sẽ tạo ra cơm mẻ ngon, an toàn cho sức khỏe”.
Do vậy, để tránh hiểm họa ung thư từ mẻ, hãy chế biến nó với những dụng cụ an toàn và sạch sẽ.
Tuyệt đối không ăn mẻ khi có dấu hiệu bị nấm mốc. Ảnh minh họa
Tuyệt đối không dùng mẻ khi có dấu hiệu này
Khi nuôi mẻ, nên đựng mẻ bằng lọ, hũ thủy tinh, sành, sứ thay vì làm trong lọ nhựa. Nguyên nhân là quá trình lên men chua của mẻ có thể kích thích giải phóng các độc tố trong nhựa.
– Khi làm mẻ cần đảm bảo tay, các dụng cụ sạch sẽ để lọ mẻ sạch, không có vi khuẩn gây nấm mốc.
– Nếu lọ mẻ bị nấm mốc cần bỏ ngay, không để trong nhà bếp sẽ gây mùi khó chịu và lây nhiễm vi khuẩn nấm độc hại sang các thực phẩm khác.
- Đảm bảo tay và các dụng cụ làm mẻ sạch sẽ, để cơm mẻ không bị nhiểm khuẩn, gây độc.
- Khi lấy cơm mẻ để sử dụng, nên ưu tiên lấy ở đáy hũ và thành hũ. Nơi đó, cơm mẻ ngấu nhất.
Lưu ý, khi con mẻ bò nhiều lên thành hũ, tức mẻ đã ngấu. Lúc này bạn nên bổ sung thêm cơm để nuôi mẻ.
GĐXH - Thịt lợn nếu biết cách ăn hợp lý sẽ không gây tăng cân mà ngược lại còn giúp kiểm soát cân nặng.
GĐXH - Tất cả các cấp độ của bỏng đều có thể gây nhiễm trùng, vì vậy cần phải rất cẩn thận khi chăm sóc các vết bỏng.
Hàng loạt các hãng hàng không đồng loạt mở bán vé Tết