Đề xuất được các giám đốc Sở Y tế của TP HCM và 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đưa ra tại hội thảo ngày 13 và 14/7, nhằm phát triển mạng lưới chuyên khoa theo quy mô vùng, nâng cao hệ thống y tế khu vực.

Đây là lần đầu các địa phương cùng thảo luận nội dung trên, tìm cách thức phát triển tốt hơn. Những năm qua, các bệnh viện tuyến cuối TP HCM thường xuyên hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện ở miền Tây. Mới đây, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau cứu sống bệnh nhi tay chân miệng nguy kịch nhờ áp dụng kỹ thuật lọc máu liên tục thành công, nhờ sự tư vấn từ xa của các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1.

Cũng nhờ sự hỗ trợ của các bệnh viện TP HCM, tỉnh Sóc Trăng dự định thành lập trung tâm chuyên sâu tim mạch với các kỹ thuật phẫu thuật tim hở, thông tim can thiệp, điện sinh lý...

233A9291-8464-1689386486.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=wOu0yu5AzhHYAmk4fWMrXg

Người dân từ các tỉnh thành đến khám bệnh tại bệnh viện tuyến cuối TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Lãnh đạo y tế địa phương nhìn nhận một thực tế khó khăn là nhân viên sau đào tạo và chuyển giao kỹ thuật thì chuyển sang làm việc tại các bệnh viện tư. Hoặc, địa phương chưa sẵn sàng trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng để nhân viên y tế làm việc sau đào tạo. Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng đề nghị các tỉnh đầu tư trang thiết bị cho y tế, có cơ chế chính sách để thu hút và giữ chân nhân viên sau khi được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật.

Dự kiến, các địa phương sẽ ký kết hợp đồng trách nhiệm về chuyển giao kỹ thuật trong hội nghị liên kết vùng giữa UBND TPHCM và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ngày 21/7. Mạng lưới chuyên khoa được quy hoạch giữa các địa phương để tránh lãng phí, đảm bảo người dân tiếp cận thuận lợi.

Trước đó, Sở Y tế TP HCM cũng đề xuất cùng 5 tỉnh Đông Nam Bộ liên kết nhằm phát triển, nâng cao hệ thống y tế khu vực, cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân khu vực này.

Lê Phương

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022