Một cơ thể khỏe mạnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh để duy trì, tuy nhiên một số thói quen sinh hoạt sai lầm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể. Đừng để nội tạng của bạn bị lão hóa sớm và cũng đừng đợi đến khi các cơ quan của bạn bị tổn thương rồi mới nghĩ đến việc chăm sóc chúng. Muốn thế, hãy giảm hoặc đừng để có 10 thói quen sau đây.

gia1-1659442136824-16594421380982018666762.jpg
1. Không muốn xương trở nên giòn: uống ít đồ uống có ga

Ngày nay rất nhiều bạn trẻ thích uống nước có ga, tuy nhiên uống nước có ga trong thời gian dài có thể dẫn đến cơ thể bị hao hụt một lượng lớn canxi, về lâu dài sẽ gây loãng xương . Đối với sức khỏe của xương, hãy tránh những đồ uống này.

image-41002442612020-1659441109672-16594411104571816902661.jpg

Ảnh minh họa

2. Không muốn da sần sùi: đừng thức khuya

Nếu ban đêm da không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể con người, dẫn đến tuần hoàn máu kém, rối loạn nội tiết và về lâu dài sẽ mất đi độ ẩm cho da. Thức khuya không chỉ làm bạn gặp các vấn đề như da xỉn màu, quầng thâm ở mắt, nếp nhăn và quầng thâm dưới mắt... mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến gan, thận, trí não và nhiều cơ quan khác của bạn.

3. Không muốn tăng gánh nặng cho tim: đừng ăn nhiều chất béo

Ăn no quá mức nhất là thức ăn giàu đạm sẽ làm tổn thương tim mạch, vì thức ăn nhiều chất béo khó tiêu hóa sẽ khiến bụng trướng lên, khó chịu, vị trí cơ hoành sẽ trồi lên gây hạn chế sự co bóp và thư giãn của tim, làm tăng gánh nặng cho tim. 

Khi tiêu hóa thức ăn, máu của toàn bộ cơ thể tập trung nhiều hơn ở ống tiêu hóa khiến lượng máu cung cấp cho mạch vành không đủ, dễ gây ra những cơn đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, thậm chí là nhồi máu cơ tim cấp nguy hiểm đến tính mạng.

2026589-1902-1659441221000-1659441221293632803690.jpg

Ảnh minh họa

4. Không muốn thận hư: uống ít canh xương hầm

Canh xương hầm là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng thời gian hầm quá lâu, hàm lượng purin trong canh rất cao. Ăn quá nhiều dễ dẫn đến tăng axit uric máu, axit uric máu tăng cao hoặc axit uric tăng giảm đột ngột không chỉ gây ra cơn gút cấp mà còn có thể gây tổn thương thận và tim mạch.

Ngoài ra, nguyên liệu của món canh này không thể thiếu là các loại thịt như gà, vịt, xương heo rất giàu chất đạm. Nếu thường xuyên ăn thịt hầm này làm tăng gánh nặng cho thận vì quá trình chuyển hóa chất đạm cao phải được lọc bằng cầu thận và trọng lượng của ống thận. 

5. Không muốn bị ung thư phổi: đừng hút thuốc

Hút thuốc là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến tỷ lệ mắc ung thư phổi cao. Các vấn đề về phổi hoặc các bệnh mãn tính khác do hút thuốc có thể dẫn đến bệnh tật cho đến 20 đến 30 năm sau khi hút thuốc nhiều. 

Hội nghị thường niên về ung thư học lâm sàng của Mỹ đã chỉ ra rằng hút thuốc lá có liên quan mật thiết đến ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào vảy.

7e476c5c-5590-490f-af0c-0476a1c2b14f-1659441303740-16594413039741201817738.jpg

Ảnh minh họa

6. Không muốn gan bị tổn thương: hạn chế uống bia

Một số người thích dùng thuốc bảo vệ gan trong thời gian dài vì nghĩ rằng chúng có lợi và vô hại. Gan đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc cho cơ thể con người, nhưng việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ gan nhìn chung không gây hại cho gan nhưng việc tự ý dùng thuốc không cần thiết mà không có sự tư vấn của bác sĩ tương đương ảnh hưởng đến hoạt động của gan. Các nhiệm vụ giải độc làm tăng gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

7. Không muốn tăng sản tuyến vú: bớt tức giận

Tăng sản tuyến vú (thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên, đặc biệt từ 35-40 tuổi; tình trạng này xảy ra khi có sự phát triển quá mức của các tế bào lót lòng ống dẫn hoặc thùy tuyến vú) liên quan đến cảm xúc tiêu cực. Khi phụ nữ thường xuyên ở trong trạng thái cảm xúc tiêu cực như tức giận, lo lắng, bồn chồn, chức năng phóng noãn của buồng trứng sẽ bị ức chế, progesterone giảm và estrogen tương đối tăng, dẫn đến tăng sản tuyến vú.

8. Không muốn đầu gối bị lão hóa sớm: đừng chạy "lung tung"

Thông thường, việc chạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng với người cao tuổi, việc chạy bộ hàng ngày là không khôn ngoan. Chạy 2 hoặc 3 lần mỗi tuần mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên đối với người cao tuổi, chạy bộ là một bài tập tác động nhiều tới khớp. Vì vậy, người lớn tuổi có vấn đề về xương khớp như viêm khớp, loãng xương,... tuyệt đối tránh chạy bộ. Thêm vào đó, những người bị huyết áp thấp, tiền đình không nên chạy bộ, đặc biệt là đột ngột chạy nhanh vì có thể dẫn tới chóng mặt, té ngã, rất nguy hiểm cho người cao tuổi. Tốt nhất để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bản thân có phù hợp với việc chạy bộ không, hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ. 

9. Không muốn nhu động ruột yếu: đừng ngồi lâu một chỗ

Ngày càng có nhiều người ngồi trước máy tính trong thời gian dài, điều này sẽ làm nhu động ruột yếu đi và chậm lại, các thành phần có hại trong phân, bao gồm cả chất gây ung thư, sẽ lưu lại trong đại tràng và kích thích niêm mạc ruột, lưu thông máu kém ở vùng đại tràng. Nó sẽ dẫn đến suy giảm chức năng của hàng rào miễn dịch đường ruột và làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.

ngoi-lau-bi-dau-bung-1659441416351-16594414168391969154528.jpg

Ảnh minh họa

10. Không muốn làm tổn thương bàng quang: đừng nhịn tiểu

Nhịn tiểu thường xuyên là một thói quen rất xấu rất dễ mắc bệnh viêm bàng quang. Việc kìm hãm nước tiểu sẽ làm giảm tính đàn hồi của thành bàng quang, các chất baroreceptor trên bàng quang bị nhão, sức co bóp của bàng quang giảm sẽ dẫn đến lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang tăng lên sau khi đi tiểu, dẫn đến bí tiểu. 

Đi tiểu ít, chất thải chuyển hóa không kịp đào thải ra ngoài, dễ gây viêm bàng quang, thậm chí có thể dẫn đến ung thư bàng quang. Trong khi đó, áp lực trong bàng quang tăng lên sau khi bạn nhịn tiểu sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng đi lên theo niệu quản, có thể gây viêm bể thận.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022