Có một loại chóng mặt được gọi là chóng mặt tư thế theo từng đợt lành tính. Loại chóng mặt này có mối quan hệ nhất định với vị trí của cơ thể, chẳng hạn như nằm xuống, quay đầu và xoay đầu. Loại chóng mặt này xảy ra theo tư thế lành tính và điều quan trọng nhất là bạn cần ngăn ngừa tình trạng bị té ngã và chấn thương. 

Ngoài ra, một số cơn chóng mặt rất nguy hiểm như u não, viêm nhiễm, bệnh mạch máu não... bạn rất cần phải chú ý.

20221001152832328-1664630336471-16646303371451334993818.jpg

Nếu bạn bị chóng mặt do thiếu máu cục bộ tuần hoàn, nhẹ thì đi lại không ổn định, khó nuốt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể hôn mê, nguy hiểm đến tính mạng. Ví dụ như do nhồi máu cơ tim hoặc rối loạn nhịp tim ác tính, trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị đột tử do tim.

Nhiều người thắc mắc mặc dù huyết áp của mình bình thường nhưng vẫn hay bị "chóng mặt". Các chuyên gia lưu ý bạn cần chú ý tới 6 loại bệnh sau:

1. Thoái hóa đốt sống cổ

Trong bệnh thoái hóa đốt sống cổ, khi động mạch đốt sống cung cấp máu lên não không đủ sẽ gây choáng váng đầu. Bạn cần đến cơ sở y tế chụp động mạch đốt sống cổ kịp thời để xác định đúng bệnh. Nếu là hẹp xương, có thể phẫu thuật để làm giãn mạch máu.

20221001152833985-1664630369552-1664630372528161782920.jpg

Chóng mặt cũng có thể do cong đốt sống cổ nghiêm trọng. Lúc này, đường cong cần được khôi phục và cúi đầu xuống càng ít càng tốt, kê gối thấp khi ngủ. Thông thường, đầu nghiêng về phía sau để khôi phục đường cong. Nếu chóng mặt do hẹp động mạch đốt sống, bạn nên nhanh chóng đi siêu âm Doppler màu mạch máu cột sống cổ để phát hiện và điều trị kịp thời.

2. Thiếu máu trầm trọng

Thiếu máu nhẹ có thể hoa mắt, mệt mỏi, buồn ngủ, da xanh xao, thiếu máu nặng thì hoa mắt, ù tai, nhức đầu, giảm trí nhớ. Có nhiều dạng thiếu máu như thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do mắc bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia)... Bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra máu để biết mình thiếu máu hay không và có chế độ dinh dưỡng hợp lý bổ sung máu hoặc điều trị khi phát hiện các bệnh lý về máu. 

20221001152833827-1664630374962-16646303758511213382691.jpg

Khi thiếu máu và thể tích hồng cầu trung bình, hemoglobin trung bình và các chỉ số khác giảm, thì được coi là thiếu máu giảm sắc tố vi mô. Nói chung, thiếu máu giảm sắc tố vi mô thường do thiếu sắt và có thể kiểm tra thêm ferritin để làm rõ tình trạng bệnh.

3. Tắc động mạch cảnh

Sự tắc nghẽn động mạch cảnh có thể gây chóng mặt, nhưng cũng gây khó chịu về thể chất. Chóng mặt cũng có thể do huyết áp cao và lipid máu cao, bạn có thể đến bệnh viện để khám và chẩn đoán. Nguyên nhân gây tắc động mạch cảnh thường gặp là do hẹp và tắc lòng mạch do hình thành các mảng xơ vữa, tắc động mạch do viêm động mạch Takayasu.

20221001152833995-1664630377994-16646303783231647748203.jpg

4. Lượng đường trong máu thấp

Khi lượng đường trong máu thấp, bạn rất dễ bị chóng mặt, do các tế bào não chủ yếu dựa vào glucose để cung cấp năng lượng . Đồng thời, cũng có thể xuất hiện các triệu chứng tâm thần như không chú ý, lờ đờ, dáng đi không vững, ngôn ngữ chậm chạp, ảo giác nghiêm trọng.

20221001152834763-1664630381241-1664630381373552076610.jpg

Cần chú ý đến tình trạng hạ đường huyết, hạ đường huyết lâu ngày dễ dẫn đến suy nhược cơ thể. Bệnh nhân trong giai đoạn suy nhược trung ương có thể hôn mê, thậm chí bất tỉnh. Một số bệnh nhân còn có triệu chứng động kinh, hạ đường huyết nặng hơn có thể bị tai biến về tim mạch, mạch máu não.

5. Nghiện rượu

Sau khi uống rượu và bị chóng mặt, cách phổ biến để giảm các triệu chứng là uống dưa hấu, nước cà chua, nước táo, nước ép, sữa chua... để thúc đẩy sự phân hủy của rượu. Lúc này, bạn cũng cần nghỉ ngơi nhiều hơn và tránh ăn đồ cay, nóng.

20221001152834888-1664630383630-16646303837752073405996.jpg

Nếu bạn không muốn điều trị bằng truyền dịch, bạn có thể uống nhiều nước, tăng tốc độ bài tiết rượu giúp nhanh tỉnh táo và giảm chóng mặt. Cần lưu ý, nếu tình trạng chóng mặt kéo dài kèm theo nhức đầu, nôn mửa thường xuyên và rối loạn ý thức, thậm chí có thể hôn mê, co giật… phải đưa đi cấp cứu ngay.

6. Khối u não

Chóng mặt không phải là triệu chứng cụ thể của bệnh u não, có lẽ chóng mặt có thể liên quan mật thiết hơn đến bệnh mạch máu não, khi lượng máu cung cấp lên não không đủ, khi huyết áp dao động lớn,... Đối với chóng mặt do khối u não thường liên quan đến sự tăng chậm áp lực nội sọ do khối u não gây ra.

Làm thế nào để đối phó với các triệu chứng chóng mặt thường xuyên?

Khi xác định được nguyên nhân gây chóng mặt, có thể tiến hành các biện pháp điều trị tương ứng. Nếu chóng mặt liên quan đến sự thay đổi vị trí của cơ thể, tức là chóng mặt xảy ra đột ngột khi nằm, thường kéo dài trong vài giây và không kèm theo các triệu chứng như ù tai thường đó là bệnh sỏi tai.

Cũng có người bị chóng mặt do không bao giờ ăn sáng hoặc tâm trạng không tốt. Sau khi các triệu chứng chóng mặt xuất hiện, trước hết chúng ta phải điều chỉnh lại thói quen ăn uống.

20221001152834972-1664630385848-166463038596626346707.jpg

Việc tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị, kết hợp với sử dụng thuốc chống chóng mặt, thuốc an thần để có thể nhanh chóng kiểm soát cơn chóng mặt. 

Nếu là chóng mặt do thoái hóa đốt sống cổ: Các đốt sống và dây chằng ở cổ có thể bị viêm, lắng đọng canxi, xuất hiện gai xương làm chèn ép các dây thần kinh, hẹp động mạch đốt sống thân nền, chèn ép động mạch sống nền, làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não. Khi tuần hoàn não không thể cung cấp đủ máu lên não sẽ gây ra triệu chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, mất ngủ… Thoái hóa đốt sống cổ ban đầu có thể chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ và không thường xuyên nên dễ làm người bệnh lơ là, chủ quan. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách thì có thể dẫn đến những biến chứng: Vận động khó khăn; rối loạn tuần hoàn não; thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ; hẹp ống sống; hội chứng cổ – tim; hội chứng tăng - giảm huyết áp; bại liệt.

Ăn gì để ngăn ngừa chóng mặt

Dưa hấu

Mất nước là nguyên nhân chính gây ra đau đầu và chóng mặt. Bản thân dưa hấu đã chứa đủ nước và nó cũng có thể cung cấp cho cơ thể các khoáng chất quan trọng như magiê, có thể ngăn ngừa chóng mặt và đau đầu.

20221001152834712-1664630388379-1664630388751181216945.jpg

Mất nước là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau đầu. Bản thân dưa hấu đã chứa đủ nước, đồng thời có thể cung cấp cho cơ thể các khoáng chất quan trọng như magiê, có tác dụng ngăn ngừa đau đầu. Ngoài ra, các loại trái cây và rau quả như hạnh nhân có thể làm giãn mạch máu và ngăn ngừa đau đầu. Dưa, cà chua và rau diếp cũng là thực phẩm được quan tâm bởi chứa nhiều nước.

Táo

Ăn táo rất tốt cho người bị chóng mặt, trong táo có rất nhiều chất xơ. Thường xuyên bổ sung chất xơ giúp giảm lipid máu, đồng thời có thể làm sạch rác trong mạch máu để bảo vệ hệ tim mạch. Ăn vài quả táo sẽ rất hiệu quả trong việc làm dịu cơn chóng mặt do bệnh gây ra.

20221001152834605-1664630391231-16646303913651610339282.jpg

Thực phẩm giàu magie

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng magie có vai trò quan trọng giúp điều hòa các chức năng của dây thần kinh, làm dịu thần kinh. Vì vậy, người hay bị chóng mặt, rối loạn tiền đình nên bổ sung thực phẩm giàu magiê trong chế độ ăn bằng các nguồn thực phẩm như: hải sản biển và cá nước ngọt, thịt các loại, các loại rau lá màu xanh đậm, đậu đỗ, vừng lạc, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt...

20191023022345775265magie-tot-cho-suc-kmax-1800x1800-1664631909711-1664631911410577198988.jpg

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022