Hơn 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm 5,7% dân số

Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam: Tại nước ta, đang có hơn 5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, chiếm 5,7% dân số. Đáng nói, có 50% trong số họ không được chẩn đoán. Có chưa tới 30% người được chẩn đoán điều trị tốt. 10% bệnh nhân cuối cùng chết vì bệnh thận. 50% bệnh nhân tiểu đường lúc phát hiện bệnh thì đã có biến chứng về tim mạch.

screen-shot-2022-09-22-at-24653-pm-16638339455092128048233.png

Cũng theo ông, tiểu đường là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tim mạch, thận, gây đột quỵ, giảm thị lực và các biến chứng nặng nề ở bàn chân. 

Ngày nay, nhiều người không có thói quen đến bệnh viện để khám sức khỏe thường xuyên. Do đó khi đường huyết máu cao lại không thể phát hiện kịp thời. Vậy nên việc tự quan sát các dấu hiệu đặc biệt của cơ thể là vô cùng quan trọng.

Các chuyên gia cho rằng, nếu bạn thường xuyên có 5 dấu hiệu dưới đây thì nên đi thử đường huyết càng sớm càng tốt.

5 dấu hiệu chứng tỏ đường huyết đang tăng cao

1. Da thường xuyên bị ngứa bất thường

Theo bác sĩ JI Li-nong (trưởng khoa nội tiết, Bệnh viện Nhân dân Đại học Bắc Kinh): Khi đường huyết tăng, cơ thể sẽ có cảm giác ngứa. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc.

Ngoài ra, đường huyết cao cũng có thể khiến da bị khô, điều ấy tạo nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu. 

2-110-1024x683-1663834897622539967538.jpeg

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu liên tục đối mặt với mẩn ngứa hoặc các phản ứng dị ứng không rõ nguyên nhân, lâu ngày không khỏi.

2. Cân nặng ngày càng giảm dần dù không ăn ít đi

Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), giảm cân rõ rệt mà không phải do ăn kiêng chính là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường. 

Khi hàm lượng insulin trong cơ thể người bệnh giảm, sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

3. Khát bất thường giữa đêm

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước giữa đêm và không thể thuyên giảm triệu chứng sau khi uống nước thì đây có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. Lý do bởi khi lượng đường huyết cao, cơ thể bạn sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào lúc này thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

screen-shot-2022-09-22-at-24915-pm-1663833945550653810808.png

4. Vết thương lâu lành

Bác sĩ nội tiết Li Aiguo nói, người có đường huyết cao thường có vết thương khó lành hơn người khỏe mạnh. Lý do là bởi khi tuần hoàn máu chậm lại, các tế bào hồng cầu di chuyển chậm hơn. Điều này khiến cơ thể khó vận chuyển chất dinh dưỡng cho vết thương. Chính vì thế, các vết thương sẽ có xu hướng lành chậm hoặc có thể hoàn toàn không lành.

photo-1663834986055-16638349861871029727213.jpeg

5. Chân tay tê bì

Tê chân, tê tay là một trong những triệu chứng của "bệnh thần kinh ngoại biên" mà nguyên nhân phần lớn là do tiểu đường gây nên. Khi chỉ số đường huyết tăng cao, các vi mạch sẽ đối diện với khả năng tổn thương rất cao. Khi đó sẽ dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cho các dây thần kinh, làm dây thần kinh bị tê bì.

Người bệnh tiểu đường sẽ thường cảm thấy tê ở đầu ngón chân, nhất là khi nằm nghỉ ngơi không hoạt động.

2 thói quen cần duy trì để ổn định đường huyết

1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

- Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau giúp bạn ổn định trọng lượng tốt hơn, giảm thiểu lượng mỡ thừa, từ đó kéo theo tác dụng giữ lượng đường trong máu được ổn định.

- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.

- Tăng cường Omega cho cơ thể: Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi,... có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. 

photo-1663835011886-1663835011979233083391.jpeg

2. Chăm chỉ tập thể dục

Theo một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, tập luyện giúp giảm mỡ và tăng cơ bắp. Điều ấy có thể giúp giảm đề kháng insulin và từ đó hạn chế khả năng phát triển bệnh tiểu đường. 

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022