Thông thường tình trạng này xuất hiện ở phụ nữ ngoài 40 tuổi, khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bệnh nhân suy buồng trứng khi mới ở độ tuổi ngoài 30, thậm chí là dưới 30.

Một cô gái được chẩn đoán suy buồng trứng khi mới 27 tuổi, không rõ nguyên nhân và không có biểu hiện rõ ràng. Bệnh nhân chỉ phát hiện mình bị suy buồng trứng khi đi khám do chậm mang thai tự nhiên.

"Tôi kết hôn 3 năm không có con, trước lấy chồng kinh nguyệt rất bình thường", bệnh nhân suy buồng trứng sớm nói.

t1-17006548196521039557982-1700659831943-1700659842117734384118.jpg

Thông thường, phụ nữ dưới 40 tuổi sẽ có chỉ số AMH từ 2-6, đây là chỉ số đánh giá khả năng sinh sản và dự trữ buồng trứng. Trong khi đó, ở những bệnh nhân suy buồng trứng sớm, chỉ số này thường thấp hơn 1, thậm chí chỉ đạt 0,1 hoặc 0,2.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy buồng trứng sớm, như di truyền, bệnh lý, bệnh nhân từng trải qua phẫu thuật liên quan đến các cơ quan có chức năng sinh sản… Song điều đáng lo ngại là ngày càng có nhiều bệnh nhân suy buồng trứng mà không có các yếu tố trên.

Điều đáng lo ngại nữa là rất nhiều bệnh nhân suy buồng trứng sớm không có biểu hiện rõ ràng, dẫn đến chủ quan. Bệnh cũng không có phương pháp điều trị, mà chỉ có tầm soát, phát hiện sớm để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi bệnh nhân suy buồng trứng sớm gần như không còn khả năng sản tự nhiên. Việc thụ tinh nhân tạo cũng gặp khó khăn do trứng còn ít.

Ngoài chức năng sinh sản, buồng trứng còn có chức năng nội tiết, quyết định vấn đề tâm, sinh lý của phụ nữ. Vì thế, kiểm soát sức khỏe, chức năng của buồng trứng là hết sức quan trọng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022