Theo Hiệp hội Tiểu đường Vương Quốc Anh, bệnh thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu mới đây của Đại học Semmelweis (Hungary) cho hay, những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên cao gấp gần 6 lần so với những người khỏe mạnh. Chính vì thế, theo các tác giả của nghiên cứu trên, những bệnh nhân có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 có thể có 1 dấu hiệu của dạng tổn thương thần kinh này nhiều năm trước khi xuất hiện các dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường. Dấu hiệu đó chính là thường xuyên cảm thấy chóng mặt khi đứng dậy.  

Thần kinh ngoại biên là một dạng bệnh xảy ra khi các dây thần kinh bị tổn thương. Đường huyết cao trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. 

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và thần kinh ngoại biên

usnc-neuropathy-georgia-04-1729256399063-1729256400101172486806.jpg

Thần kinh ngoại biên là biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường (Ảnh minh họa)

Các nhà nghiên cứu của Đại học Semmelweis cho biết, những người có nguy cơ cao mắc tiểu đường chủ yếu là người thừa cân và người lớn tuổi. Trong nghiên cứu, họ đã so sánh kết quả kiểm tra sức khỏe của 44 người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường với kết quả của 28 người khỏe mạnh. Những người tham gia được đo nhịp tim và kiểm tra các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, ví dụ như chóng mặt, cảm giác đau nhức, bỏng rát hoặc tê bì trên các vùng của cơ thể.

  • dau-hieu-canh-bao-phu-nu-gia-di1-1729071525985961348276-40-0-1240-1920-crop-17290718448361681389976.jpg

    Cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu cảnh báo này chứng tỏ chị em bắt đầu già đi

Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện, những người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường có tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại biên cao hơn 5,9 lần so với những người khỏe mạnh. 

Theo các nhà nghiên cứu, chóng mặt là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí dây thần kinh bị tổn thương, bệnh nhân có thể xuất hiện các cảm giác như đau, tê bì hoặc bỏng rát tại các khu vực đó.  

Giáo sư Anna Korel, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Phát hiện của chúng tôi không chỉ xác định những đối tượng mắc bệnh tiểu đường mà còn phát hiện sớm những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này”. 

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu có thể được sử dụng để theo dõi các dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên ở những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường để từ đó có cách can thiệp, ngăn ngừa tổn thương thần kinh xảy ra trong tương lai.

Nghiên cứu được đăng tải trên The Journal Frontiers in Endocrinology.  

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường

vwh-gettyimages-1356070874-13eab9486cf142aca8f5287bd97da578-1729256401026-1729256401114889122074.jpg

Tiểu đường có nhiều dấu hiệu khác nhau (Ảnh minh họa)

Theo Hiệp hội Tiểu đường Vương Quốc Anh, các triệu chứng của bệnh tiểu đường bao gồm: 

- Thường xuyên cảm thấy khát nước

- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi 

- Giảm cân không rõ nguyên nhân

- Ngứa da hoặc cơ quan sinh dục

- Vết thương lâu lành hơn

- Mờ mắt

- Thường xuyên cảm thấy đói

- Đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp nhất ở hầu hết các bệnh nhân là khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi và sụt cân. Do đó, khi thấy dấu hiệu của bệnh, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám sớm nhất có thể, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.   

Theo: Times Now News, Diabetes UK

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022