Theo UCHealth, (Đại học Y tế Colorado, Mỹ), tỷ lệ người trong độ tuổi từ 18 đến 45 bị đột quỵ đang tăng cao nhanh chóng hơn bất kỳ nhóm tuổi nào khác. Họ lưu ý rằng số lượng người trẻ tuổi ở Bắc Colorado (Mỹ) bị đột quỵ gần như tăng gấp đôi trong vài năm qua.
BS Anderson (chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Mass, Mỹ) cho biết, giới chuyên gia nên xem xét các yếu tố nguy cơ đối với đột quỵ ở người trẻ, giúp họ phòng tránh hiệu quả hơn.
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi tương tự như ở người lớn tuổi. Nhóm người huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu cao và béo phì, tất cả đang trở nên phổ biến hơn ở người Mỹ trẻ tuổi, và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó có thêm các yếu tố nguy cơ thầm lặng đối với đột quỵ ở người trẻ tuổi.
Các yếu tố nguy cơ đột quỵ ở người trẻ tuổi tương tự như ở người lớn tuổi. (Ảnh minh họa)
Dưới 45 tuổi, dù nam hay nữ có 2 thói quen này rất dễ bị đột quỵ
1. Lối sống ít vận động
Duy trì lối sống ít vận động, tốn quá nhiều thời gian ngồi làm việc, không đủ thời gian hoạt động đi lại làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Theo GS Nguyễn Lân Hiếu (Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam), lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nó có thể dẫn đến sự xuất hiện hoặc làm trầm trọng thêm các yếu tố nguy cơ sức khỏe khác như tăng cân và béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết tăng.
Lối sống ít vận động cũng làm tăng các vấn đề sức khỏe tim mạch, gia tăng tình trạng lo âu, căng thẳng. Do đó, việc duy trì một lối sống tích cực với hoạt động thể chất đều đặn rất quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ và nâng cao sức khỏe nói chung.
Duy trì lối sống ít vận động, tốn quá nhiều thời gian ngồi làm việc, không đủ thời gian hoạt động đi lại làm tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. (Ảnh minh họa)
2. Sử dụng chất gây nghiện
Thường xuyên sử dụng những thứ chứa chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, chất kích thích... có thể dẫn đến đột quỵ. Nhiều người trẻ lại thường xuyên duy trì thói quen này.
GS Nguyễn Lân Việt nhận định, nhiều chất gây nghiện, như cocaine và methamphetamine, có thể làm tăng huyết áp đáng kể và nhanh chóng, gây áp lực lên hệ thống tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Chúng cũng gây cứng, hẹp mạch máu, tăng tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, nguy cơ tạo ra cục máu đông, làm tăng cholesertol xấu (LDL)... Tất cả đều làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, ngay cả khi còn rất trẻ, bạn vẫn có thể bị đột quỵ bất thình lình.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC lưu ý thêm, những người trẻ tuổi có yếu tố tiền sử gia đình, ảnh hưởng di truyền hoặc trong thời gian gần đây bị Covid-19, có thể gặp sự đông máu bất thường, cũng tăng nguy cơ đột quỵ.
Thường xuyên sử dụng những thứ chứa chất gây nghiện như thuốc lá, rượu, chất kích thích... có thể dẫn đến đột quỵ. (Ảnh minh họa)
Điều quan trọng là bạn cần nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ để ngăn chặn. Có nhiều phương pháp điều trị có thể được sử dụng trong những giờ đầu tiên, đến 24 giờ sau khi xuất hiện cơn đột quỵ. Điều trị sớm có thể ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng phát triển.
Vậy đâu là những dấu hiệu sớm cảnh báo đột quỵ sắp đến?
Giới chuyên gia nhấn mạnh, việc nhận biết dấu hiệu của đột quỵ ở mọi lứa tuổi là rất quan trọng. Việc nhận biết sớm cho phép người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ sớm, có thể dẫn đến kết quả tốt. Việc nhận biết sớm có thể thậm chí ngăn chặn đột quỵ vì có nhiều phương pháp điều trị được sử dụng trong những giờ đầu tiên, đến 24 giờ sau khi xuất hiện cơn đột quỵ. Điều trị sớm có thể ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng phát triển.
BS Anderson khuyên người trẻ nên học phương pháp "B.E.F.A.S.T" để nhận biết đột quỵ:
Balance (cân bằng): Bạn có bị mất thăng bằng hoặc chóng mặt đột ngột không?
Eyes (Mắt): Bạn có mất thị lực không?
Face (Mặt): Khuôn mặt hoặc nụ cười của bạn trông có cân xứng không, bạn có cảm giác một bên mặt bị chảy xệ không?
Việc nhận biết sớm đột quỵ cho phép người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ sớm, có thể dẫn đến kết quả tốt. (Ảnh minh họa)
Arm (Tay): Một cánh tay hoặc một chân có bị thõng xuống hay bạn cảm thấy yếu một bên không?
Speak (Nói): Bạn có gặp khó khăn khi nói, giao tiếp hoặc hiểu người khác, hoặc lời nói của bạn có bị lắp bắp không?
Time (thời gian): Gọi cấp cứu ngay để nhận được hướng dẫn và hỗ trợ của nhân viên y tế khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ.
Sau khi nhận biết một người bị đột quỵ, hãy nhanh tay bấm gọi cấp cứu. Mỗi phút trôi qua kể từ khi các triệu chứng bắt đầu đồng nghĩa với việc có thêm tổn thương vĩnh viễn đối với sức khỏe.
Người có triệu chứng đột quỵ không nên được cho uống bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả aspirin. Loại thuốc này có thể gây ra thêm tổn thương nếu không rõ loại đột quỵ mà người bệnh đang mắc phải. Người có triệu chứng đột quỵ không nên lái xe, ăn, uống hoặc đi ngủ.
Bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ cần nhanh chóng trải qua một loạt các xét nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm hình ảnh, siêu âm tim, chụp động mạch não...
Để phòng tránh đột quỵ ở người trẻ, giới chuyên gia khuyên nên điều chỉnh các yếu tố nguy cơ mạch máu, kiêng sử dụng chất gây nghiện, bao gồm cả thuốc lá, rượu bia, tăng cường vận động, ăn uống lành mạnh...