
GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đo đường huyết quan trọng thế nào với người bệnh tiểu đường?
Đo đường huyết đúng cách tại nhà là kỹ năng mà bất kỳ người bệnh tiểu đường nào cũng cần biết để kiểm soát được lượng đường huyết của mình trong giới hạn an toàn.
Theo các chuyên gia y tế, ổn định đường huyết là mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm trên thận, mắt, thần kinh và làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân.

Ảnh minh họa
Đo đường huyết tại nhà giúp bệnh nhân có thể chủ động trong việc kiểm soát đường huyết từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh để đường huyết luôn trong mức cho phép.
Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tự kiểm tra đường huyết tại nhà. Cần ghi chép cẩn thận kết quả, thời gian đo đường huyết và những thông tin liên quan để có cơ sở theo dõi, so sánh, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bản thân.
Sai lầm cần tránh khi đo đường huyết tại nhà
Không vệ sinh tay trước khi đo
Khi đo đường huyết, nếu để tay bẩn để đo thì kết quả kiểm tra không chính xác, thậm chí bị thay đổi do sai số. Do đó, trước khi đo đường huyết, người bệnh rửa sạch tay bằng xà phòng và lau tay thật khô bằng khăn sạch. Sau đó, người bệnh sát khuẩn vị trí đầu ngón tay bằng cồn, để khô tự nhiên trước khi đo đường huyết.
Sử dụng que thử không đúng
Hãy chú ý cách sử dụng que thử đường huyết trên giấy hướng dẫn. Mỗi que thử chỉ sử dụng 1 lần khi đo đường huyết và không tái sử dụng que thử đó cho những lần đo sau. Lưu ý, que thử phải chắc chắn còn hạn sử dụng và được bảo quản trong môi trường không quá 30 độ C. Đảm bảo que thử không dính bụi bẩn, ẩm mốc. Hộp đựng que thử phải được đóng nắp kín sau khi lấy que thử ra.
Lấy máu thử sai cách
Thông thường đa số bệnh nhân lấy máu ở đầu ngón tay, việc chích vào đầu ngón tay không chỉ gây đau đớn hơn mà còn khiến máu ít chảy ra hơn. Nhiều bệnh nhân thử đường huyết nghĩ lấy máu ở ngón tay nào cũng được, thường chích ngay đầu ngón tay. Tuy nhiên, đầu ngón tay có các đầu dây thần kinh và là điểm nhạy cảm trên cơ thể con người. Cách tốt nhất là nên lấy ở mặt ngoài 2 bên của đầu các ngón tay, và hạn chế lấy máu ở ngón cái và ngón trỏ.
Cho máu vào que thử không đủ
Một sai lầm phổ biến nhất là không lấy đủ máu trên que thử. Việc không đưa đủ máu có thể làm ảnh hưởng đến quá trình đo và gây sai lệch trong việc đánh giá mức đường huyết của bệnh nhân. Vì vậy, hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng máu cho que thử để có kết quả chính xác.

Ảnh minh họa
Đo đường huyết quá sớm ngay sau ăn
Nhiều người thường kiểm tra lượng đường trong máu sau khi ăn, điều này có thể cho kết quả đường huyết quá cao. Đối với việc kiểm tra lượng đường trong máu, cần chờ khoảng 1-2 giờ sau khi hoàn thành bữa ăn. Lúc này, việc lấy mẫu máu sẽ cho kết quả chính xác hơn so với việc đo sau khi vừa ăn xong.
Không ghi lại kết quả
Một sai lầm đáng tiếc mà nhiều bệnh nhân mắc phải là không ghi lại kết quả theo dõi đường huyết hàng ngày của mình. Khi hoàn thành bài kiểm tra lượng đường trong máu, người bệnh nên ghi lại kết quả và lưu ý những thứ có thể ảnh hưởng đến chỉ số đường máu của bản thân.
Nếu có hiện tượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp, người bệnh nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để được xử trí hạ đường huyết kịp thời.
Những loại máy đo đường huyết phổ biến hiện nay
Thị trường cung cấp rất nhiều loại máy test tiểu đường khác nhau nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng, vì thế việc lựa chọn loại máy tốt không hề dễ dàng.
Hiện nay, một số loại thiết bị đo đường huyết được nhiều người sử dụng như:
Máy đo tiểu đường cài mã que thử code: Sản phẩm này phù hợp với người trẻ và trung niên, vì chúng cần phải thay thế và cài đặt mã que thử.
Máy đo đường huyết liên tục (CGM): Máy tự động ước tính mức đường huyết (lượng đường glucose trong máu) của người sử dụng 5 phút 1 lần và liên tục trong suốt 24 giờ mỗi ngày.
Máy đo đường huyết thông thường: Sản phẩm này chỉ có công dụng đo đường huyết và phù hợp sử dụng cho nhu cầu cá nhân.
Máy đo đường huyết và huyết áp: Có thể sử dụng để đo đồng thời cả đường huyết và huyết áp cho người bệnh.
Máy đo đường huyết và mỡ máu: Có công dụng đo được cả Glucose và Cholesterol giúp bạn tiết kiệm tốt hơn về chi phí.
Máy đo đường huyết 3 trong 1: Sản phẩm này có thể đo được cả đường huyết, huyết áp và mỡ máu.

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.