GĐXH - Với những người có cơ địa đặc biệt như bị dị ứng, thể trạng yếu, đang ốm hoặc mới khỏi ốm... thì cần tránh ăn mướp, nếu không sẽ làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn.
Nếu bạn đổ mồ hôi do quá nóng, hoặc đêm ngủ đắp chăn dày, mặc nhiều quần áo, nhiệt độ phòng nóng khiến bạn đổ mồ hôi... thi thì đó là chuyện bình thường.
Còn nếu thời tiết mát mẻ, khi đang ngủ mà ra nhiều mồ hôi thì rất thì hãy nghĩ đến những lý do nguy hiểm như:
Hạ đường huyết
Ảnh minh họa
Khi xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi nhễ nhại khi ngủ, bạn cần nghĩ tới khả năng bạn đang mắc phải chứng hạ đường huyết.
Hiện nay, nhiều người trong quá trình giảm cân đã áp dụng phương pháp không đúng, kiêng ăn quá mức hoặc những người mắc bệnh tiểu đường sử dụng thuốc không đúng cách sẽ dẫn tới hạ đường huyết. Khi xảy ra phản ứng hạ đường huyết, nhiều người sẽ đổ mồ hôi. Đi kèm theo đó, cơ thể mệt mỏi, tay bị run.
Dấu hiệu tiền mãn kinh
Ảnh minh họa
Trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ trải qua những thay đổi lớn trong quá trình sản xuất hormone như estrogen và progesterone của cơ thể. Những thay đổi nội tiết tố này khiến nhiều người tuổi mãn kinh có những thay đổi về nhiệt độ cơ thể, dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi nhiều và đổ mồ hôi ban đêm.
Bệnh cường giáp
Ảnh minh họa
Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) là tình trạng xảy ra khi hormone tuyến giáp sản sinh ra quá mức, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái thường xuyên nóng và ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Nếu như tình trạng cường giáp ngày càng nghiêm trọng, hệ thần kinh giao cảm sẽ bị kích thích, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn.
Do đó, khi đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mà chưa rõ nguyên nhân, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín kịp thời để thăm khám và chạy chữa nếu cần.
Bệnh ung thư
Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia y tế, đổ mồ hôi vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của một số loại ung thư hoặc tác dụng phụ của phương pháp điều trị ung thư. Ví dụ, ung thư hạch Hodgkin, ung thư hạch không Hodgkin và bệnh bạch cầu là những loại ung thư thường gây đổ mồ hôi ban đêm. Ước tính đổ mồ hôi ban đêm ảnh hưởng đến 41% phụ nữ mãn kinh và 80% những người mắc một số bệnh như lao và ung thư hạch.
Do bia rượu bia
Ảnh minh họa
Hành vi lối sống như những gì bạn ăn và uống trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bạn dễ bị đổ mồ hôi ban đêm. Ví dụ, nếu bạn uống đồ uống có cồn trước khi đi ngủ, cơ thể bạn sẽ cố gắng chuyển hóa chất cồn, điều này có thể khiến bạn đổ mồ hôi khi ngủ.
Nếu đổ mồ hôi ban đêm không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc chất lượng giấc ngủ của bạn, có một số thay đổi mà bạn có thể thực hiện đối với môi trường ngủ và lối sống ban ngày có thể hữu ích.
GĐXH - Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất tuổi thọ bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống, ăn uống, sinh hoạt nhiều hơn rất nhiều so với đại đa số chúng ta nghĩ.
Những thay đổi nhỏ trong thói quen uống nước giúp bạn giảm cân dễ dàng