Sau một đêm dài ngủ sâu, cơ thể bước vào trạng thái như khởi động lại, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Đây là lúc các cơ quan đã được nghỉ ngơi và phục hồi, không khí trong lành, cơ thể thư thái, chưa bị ảnh hưởng bởi thực phẩm hay các yếu tố bên ngoài. Do đó, buổi sáng ngay sau khi thức dậy được coi là "thời điểm vàng" để thải độc, giảm cân và làm chậm lão hóa. Dưới đây là 3 việc nhỏ, nhưng hiệu quả mà bạn nên làm:

1. Dậy sớm và tập thở

Dậy sớm không chỉ giúp thải độc mà còn cải thiện sức khỏe toàn diện. Theo y học cổ truyền và Ayurveda (Ấn Độ), thời gian lý tưởng để thức dậy là từ 5 - 6 giờ sáng, giúp cơ thể đào thải độc tố và tăng cường miễn dịch. Nếu khó thức dậy vào giờ này, bạn chỉ cần đảm bảo ngủ đủ giấc để khởi đầu ngày mới khỏe mạnh.

eec9c58f8228cd9221dc37b0b2b884c5-17360867937081303371819-1736121860063-17361218605351289388188.jpg

Ảnh minh họa

Sau khi thức dậy, thay vì bật dậy nhanh chóng, hãy thư giãn 3 - 5 phút, giãn cơ nhẹ nhàng, rồi thực hiện bài tập thở. Hít sâu trong 2 giây, giữ hơi 3 giây và thở ra từ từ trong 4 giây. Tập trung vào hơi thở chậm rãi trong 3 - 5 phút sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất, thải độc hệ hô hấp, giảm cân và hỗ trợ trí não. Nếu có thể, hãy thực hiện bài tập này dưới ánh nắng buổi sớm để tăng hiệu quả.

2. Chú trọng làm sạch lưỡi

Làm sạch lưỡi vào buổi sáng là bước quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua. Theo các chuyên gia, trong giấc ngủ, cơ thể thải độc tố và tích tụ chúng trên bề mặt lưỡi. Lớp cặn bẩn này chứa độc tố và vi khuẩn, nếu không được loại bỏ trước bữa sáng, chúng sẽ quay lại hệ tiêu hóa.

Làm sạch lưỡi không chỉ giúp loại bỏ độc tố mà còn bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch và hạn chế viêm nhiễm. Trong phương pháp Ayurveda, làm sạch lưỡi mỗi sáng còn được cho là giúp kích thích vị giác, giảm vi khuẩn và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Vì thế, đừng quên bước này khi đánh răng, nhất là khi bụng đói.

3. Uống một cốc nước ấm nhẹ

Một cốc nước lọc ấm ngay sau khi thức dậy là cách đơn giản nhất để khởi động cơ thể. Nước ấm giúp bù nước sau đêm dài, thúc đẩy tiêu hóa, trị táo bón, tăng bài tiết độc tố qua mồ hôi và nước tiểu. Đặc biệt, uống nước ấm khi dạ dày trống còn hỗ trợ thanh lọc gan, thận và cải thiện hệ tiêu hóa.

4b31dbd0de13bb9b95db48b1dfcd4269-1736086818780318684498-1736121861148-1736121861246575960720.jpg

Ảnh minh họa

 

Nên uống từ từ từng ngụm nhỏ, trong tư thế thoải mái với nhiệt độ nước từ 25 - 40 độ C và không quá 500ml để đạt hiệu quả tốt nhất. Dù nước ở nhiệt độ phòng cũng có lợi, nhưng nước ấm được khuyến nghị hơn nhờ khả năng làm dịu và kích thích hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp các thói quen lành mạnh khác như tập thể dục nhẹ nhàng, ăn sáng sớm, thiền, xoa bóp cơ thể, hoặc đi vệ sinh đều đặn để tăng hiệu quả thải độc, giảm cân và làm chậm lão hóa. Những việc nhỏ này, khi được duy trì thường xuyên, sẽ giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và tươi trẻ hơn mỗi ngày.

Nguồn và ảnh: Women’s Health, ETtoday

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022