Dưới đây là những cảnh báo từ chuyên gia dinh dưỡng về các loại thực phẩm và đồ uống phổ biến có thể gây rối loạn tiêu hóa nếu sử dụng không đúng cách.

Thực phẩm có chứa nhiều đường

Ăn thực phẩm chứa nhiều đường khi dạ dày rỗng có thể khiến insulin và đường huyết tăng đột biến, gây ra cảm giác mệt mỏi nhanh chóng. Ở mọi lứa tuổi, lượng đường dư thừa đều có hại cho sức khỏe tổng thể của bạn. TS. Alexandra Dalu, chuyên ngành chống lão hóa và chuyên gia dinh dưỡng ở Paris cho biết: "Tiêu thụ quá nhiều đường gây tác hại tới rất nhiều cơ quan trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tích tụ mỡ, giảm thị lực, sâu răng, rối loạn ham muốn tình dục, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng não bộ..."

Ngoài ra, đường cũng làm tăng lượng chất lỏng trong ruột, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy ở một số người. Để tránh tình trạng này, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ trước, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và ổn định đường huyết.

  • a1-17332259675171725504767-0-0-1042-1667-crop-1733225976282254612800.jpg

    Bác sĩ thẩm mỹ nào có thể cứu vớt nhan sắc "cận date" như Lindsay Lohan cùng loạt sao Hollywood?

Thực phẩm cay nóng, chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên, gà rán hay hành tây chiên mất nhiều thời gian để tiêu hóa và làm tăng sản xuất axit dạ dày. Điều này có thể dẫn đến đau bụng, khó chịu và thậm chí là trào ngược. Các món quá nhiều chất béo cũng ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dễ dàng trào ngược từ dạ dày lên thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Do đó, tốt nhất hãy tránh xa những món ăn này vào thời điểm bụng đói.

Capsaicin có trong hầu hết các loại thực phẩm cay thường kích thích sản xuất chất nhầy và tăng tốc độ tiêu hóa để loại bỏ chất này khỏi cơ thể. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến hiện tượng tiêu hóa quá mức, gây đau bụng và phân lỏng.

Nếu muốn ăn đồ cay, hãy đảm bảo dạ dày của bạn không trống rỗng để tránh những tác động khó chịu này.

photo-1733459480055-17334594820212086099736-1733472429749-1733472429881798808152.png

 

Cà phê hoặc đồ uống có ga

Một cốc cà phê buổi sáng có thể là thói quen khó bỏ của nhiều người, nhưng nếu uống khi bụng đói, đặc biệt là cà phê đen, dạ dày có thể phải gánh chịu hậu quả. Caffeine trong cà phê kích thích tiết ra gastrin, một hormone kích hoạt sản xuất axit dạ dày. Khi không có thực phẩm để trung hòa, lượng axit dư thừa này có thể gây trào ngược, đầy hơi, và thậm chí là buồn nôn.

Các chuyên gia khuyên rằng trước khi uống cà phê, nên ăn nhẹ bằng thực phẩm giàu protein hoặc chất béo như trứng luộc hay một thìa bơ hạt. Thậm chí, bạn có thể thêm sữa dừa hoặc sữa hạt vào cà phê để giảm bớt tác động tiêu cực lên dạ dày.

Nhiều người cũng yêu thích cảm giác sảng khoái từ đồ uống có ga, nhưng ít ai biết rằng loại thức uống này không hề phù hợp khi bụng đói. Bong bóng carbon dioxide trong đồ uống có ga có thể gây áp lực trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng ợ hơi, đầy hơi và cảm giác khó chịu.

Đặc biệt, với các loại đồ uống có ga chứa đường, việc tiêu thụ khi bụng đói có thể khiến đường huyết tăng vọt, sau đó tụt nhanh, gây mệt mỏi và mất năng lượng.

Trái cây họ cam quýt

Nhiều người tin rằng nước ép bưởi hay cam tươi là lựa chọn lý tưởng để bắt đầu ngày mới. Nhưng nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm, đây lại là một lựa chọn không an toàn. Trái cây họ cam quýt, với lượng axit tự nhiên cao, dễ làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, gây nguy cơ viêm và loét.

Ngoài ra, lượng lớn chất xơ và fructose trong các loại trái cây này cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, đặc biệt nếu dạ dày đang rỗng. Một mẹo hữu ích là kết hợp trái cây họ cam quýt với thực phẩm chứa carbohydrate để giúp trung hòa lượng axit dư thừa.

Sữa chua

Sữa chua thường được xem như một nguồn cung cấp probiotic tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng khi bụng đói, các vi khuẩn axit lactic trong sữa chua có thể bị tiêu diệt bởi môi trường axit mạnh trong dạ dày, khiến lợi ích của sữa chua bị giảm đi đáng kể.

Thậm chí, việc ăn sữa chua lúc này còn kích thích dạ dày tiết axit nhiều hơn, gây cảm giác khó chịu. Vì vậy, sữa chua nên được ăn sau bữa ăn khi dạ dày đã có thực phẩm để trung hòa axit.

Vậy khi bụng đói nên ăn gì?

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe tổng thể. Để bảo vệ dạ dày, bạn nên chọn những thực phẩm nhẹ nhàng như bánh mì nướng, chuối, hoặc yến mạch khi cần nạp năng lượng. Cơm là thực phẩm mềm, dễ tiêu, hạn chế kích thích tiết nhiều axit dạ dày, giúp làm giảm những cơn đau dạ dày. Các loại gạo còn nguyên cám như gạo lứt, các loại đậu đỗ, ngô,...cũng giàu chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa cũng tốt cho sức khỏe.

photo-1733459486292-1733459486481341422368-1733472431210-17334724312921223469936.png

 

Tránh các thực phẩm và đồ uống kể trên để không làm tổn thương hệ tiêu hóa, đặc biệt nếu bạn có tiền sử dạ dày nhạy cảm.

Thay vì chỉ chạy theo sở thích, hãy ưu tiên sức khỏe dạ dày bằng việc tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm phù hợp vào từng thời điểm trong ngày. Một chế độ ăn uống cân đối và khoa học sẽ giúp bạn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ gặp phải các vấn đề không mong muốn.

 (Tổng hợp)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022