GĐXH - Súp lơ có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nó có thể phản tác dụng nếu bạn sử dụng sai cách.
Mùa đông ở các tỉnh miền Bắc thường có các đợt rét đậm rét hại kèm theo mưa gió. Đây cũng là thời điểm bùng phát nhiều vi rút, vi khuẩn gây bệnh.
Khi đi mưa lạnh về, lúc này thân nhiệt cơ thể bạn sẽ giảm xuống, nếu không làm ấm cơ thể kịp thời thì bạn có thể gặp những triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô cổ họng, người vừa nóng lại vừa lạnh... Những triệu chứng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến cảm lạnh dẫn đến sốt cao, viêm họng, viêm phổi...
Để bảo vệ cơ thể không bị cảm lạnh, trúng gió sau khi đi mưa về, bạn nên thực hiện một số lời khuyên dưới đây:
Ảnh minh họa
Rửa tay chân sạch sẽ, tránh vi khuẩn gây bệnh
Theo các chuyên gia y tế, không nên tắm ngay sau khi đi mưa về nhưng việc rửa tay chân bằng xà phòng, nước sát khuẩn điều hết sức cần thiết để bảo vệ cơ thể của bạn tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
Lau người thật khô
Việc đầu tiên sau khi đi mưa về là bạn phải lau người thật khô bằng khăn sạch vì nếu để lâu, nước mưa ngấm vào người sẽ rất dễ bị cảm lạnh hoặc đau đầu.
Các tốt nhất là nên sử dụng nước ấm để lau người vì nước ấm có tác dụng cân bằng nhiệt độ cơ thể đồng thời loại bỏ được bụi bẩn, vi khuẩn dễ dàng hơn, đồng thời cũng làm ấm cơ thể.
Làm ấm cơ thể từ bên trong
Cơ thể bị nhiễm lạnh rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, vì vậy bạn hãy nhanh chóng làm ấm cơ thể bằng cách uống trà nóng hoặc trà gừng nhé.
Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được uống nước lạnh, nước đá, việc này sẽ rất dễ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao.
Có dấu hiệu cảm lạnh, phải xử lý ngay
Nếu cảm thấy cơ thể có triệu chứng bất thường như hắt xì, đau đầu, tay chân run rẩy thì bạn phải uống ngay trà gừng để giải cảm. Sau đó hãy uống thuốc và nằm trong chăn để giữ ấm cơ thể. Nếu tình trạng diễn biến nặng hơn, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
2 bài thuốc dân gian trị cảm lạnh hiệu quả
Cách 1: Lấy 15-20g gừng tươi, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.
Cách 2: Xông người bằng nước lá xông bao gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.
GĐXH - Người dân ăn thịt lợn phải đảm bảo đã được nấu chín, không ăn thịt tái hoặc sống. Tuyệt đối không nên ăn thịt lợn ốm, đặc biệt là tiết canh.