
GĐXH - Các bác sĩ đã thực hiện thành công ca mổ đẻ đón bé trai nặng 3.600g cất tiếng khóc chào đời từ bệnh nhân tiền sản giật nặng 100kg.
Trường hợp hiếm gặp khi 17 tuổi bị nhồi máu não
Ngày 20/2, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, Khoa Tâm thần kinh cơ xương khớp của bệnh viện đã vừa tiếp nhận và điều trị cho 1 trường hợp 17 tuổi bị nhồi máu não. Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau đầu chóng mặt, yếu nửa người trái. Theo gia đình cho biết người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý nền, thể trạng béo phì. Khoảng vài ngày trước khi nhập viện, người bệnh có kêu đau đầu, chóng mặt, đã tự mua thuốc về uống nhưng không đỡ.
Sau khi khai thác tiền sử, các bác sĩ nghĩ nhiều đến tình trạng đột quỵ não và cho chỉ định tiến hành chụp MRI sọ não. Kết quả cho thấy người bệnh có khối nhồi máu tiểu não, cầu não do tắc động mạch thân nền. Trên kết quả xét nghiệm máu có rối loạn lipid máu, một yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, khi làm các xét nghiệm chuyên sâu, người bệnh được phát hiện bất thường trong hệ gen gây tăng nguy cơ tạo huyết khối tắc mạch.
Trường hợp người bệnh rất trẻ, nhưng lại có bệnh lý giữa nhồi máu tiểu não, cầu não và rối loạn lipid máu đã dẫn đến một tình trạng rất nghiêm trọng. Các bác sĩ đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp cấp cứu, hội chẩn cùng Trung tâm đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai và có phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.
Sau quá trình điều trị dài ngày và phục hồi, người bệnh đã dần ổn định và hồi phục chức năng vận động cơ bản. Người bệnh được theo dõi sức khỏe và điều trị bằng phương pháp tập phục hồi chức năng để phục hồi khả năng vận động của cơ thể.
Đây là một trường hợp cảnh báo người dân về tầm quan trọng của việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe bản thân, đặc biệt là không nên tự ý điều trị tại nhà khiến bệnh lý trầm trọng hơn.

Tổn thương nhồi máu vùng tiểu não của người bệnh (vùng khoanh tròn màu đỏ). Ảnh BVCC
Nhồi máu não có nguy hiểm không?
Nhồi máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Nhồi máu não không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nhồi máu não là tình trạng động mạch não bị tắc nghẽn, lúc này một bộ phận não bị suy giảm chức năng và hoạt động bị rối loạn. Nhồi máu não sẽ gây ra những tổn thương cho tế bào thần kinh. Các biến chứng nhồi máu não thường gặp là: liệt, méo miệng, nói ngọng, lở loét do nằm lâu,…
Một số biến chứng có thể gặp ở người bị nhồi máu não:
- Liệt vận động: Theo thống kê, có đến 90% người bị nhồi máu não bị liệt nửa người và giảm khả năng vận động. Đây là di chứng nặng nhất sau tai biến nhồi máu não.
- Rối loạn ngôn ngữ: Mất tiếng hoặc nói ngọng là chứng bệnh thường gặp nhất sau cơn đột quỵ do nhồi máu não.
- Rối loạn thị giác: Dấu hiệu thị lực sau khi bị nhồi máu não là nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Rối loạn tiểu tiện: Người trải qua cơn nhồi máu não sẽ không tự chủ được tiểu tiện và đại tiện. Ngoài ra, nhồi máu não cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng phổ biến khác như mất cảm giác, khó nuốt, đau đầu, buồn nôn, co giật,…
Tùy thuộc vào mức độ bệnh, thời gian cấp cứu mà người bệnh nhồi máu não có khả năng hồi phục khác nhau. Nếu được chăm sóc đúng cách, tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, kết hợp dinh dưỡng và phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh có thể phục hồi 90 - 95%. Để gia tăng tỷ lệ sống và cơ hội phục hồi về sau, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời trong khoảng "thời gian vàng" với các phương pháp thích hợp.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, để phòng tránh nhồi máu não, người dân nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm nhiều cholesterol, thường xuyên tập thể dục và kiểm soát cân nặng. Đặc biệt, với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc có các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, đái tháo đường, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ càng trở nên quan trọng.

GĐXH - Bị tai nạn giao thông, người phụ nữ 60 tuổi ở Hải Dương đã phải nhập viện trong tình trạng dập nát đùi, cẳng và hai bàn chân.

GĐXH - Người phụ nữ 51 tuổi ở Quảng Ninh xuất hiện mất kinh, đau bụng nên đi khám phát hiện chửa trứng và phải cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

GĐXH - Khi đang đi du lịch tại Quảng Ninh, nữ du khách 56 tuổi người Ấn Độ đã phải nhập viện cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp.