Sau gần hai tuần điều trị tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa, ngày 18/11 sức khỏe bé đã ổn định song mắc nhiều di chứng và các vết sẹo lớn.
Bé được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Thủy sơ cứu, chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa hôm 7/11 trong tình trạng sốc mất máu, vùng mặt có nhiều vết thương. Các bác sĩ phẫu thuật khâu các vết thương cho bé, tiêm vaccine ngừa dại.
Bác sĩ kiểm tra vết thương của bệnh nhi. Ảnh: Lam Sơn
Thạc sĩ Lê Văn Trường, Phó trưởng khoa Ngoại chấn thương - chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết những bệnh nhân bị chó cắn thường tổn thương ở vùng đầu, mặt. Nếu vết thương nông, nhỏ, chảy máu ít, cần rửa sạch vết thương với xà phòng nhiều lần sau đó đến bệnh viện xử trí và tiêm ngừa dại. Vết thương rộng, chảy máu nhiều, cần băng bó cầm máu và đến bệnh viện ngay.
Các bác sĩ khuyến cáo nhà có trẻ em thì không nên nuôi chó hoặc phải nuôi nhốt cẩn thận. Người lớn thường xuyên để ý trẻ, không cho tiếp xúc với chó để tránh xảy ra tai nạn.
Lê Hoàng