GĐXH - “Con có thói quen vừa ăn xong đã ngồi ngay vào bàn học hoặc hoạt động thể lực ngay lập tức. Thêm nữa, con thường xuyên ăn khuya, tự ý đặt những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn”, mẹ bé cho biết.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết đã tiến hành nội soi kẹp clip cầm máu cho bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hoá nặng do loét tá tràng.
Bệnh nhi là bé trai H.G.H. (13 tuổi, ngụ tại TPHCM), nhập viện trong tình trạng ói ra máu, đi tiêu phân đen lượng nhiều.
Các bác sĩ nội soi cầm máu cho bệnh nhi bị xuất huyết tiêu hóa do loét tá tràng.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ đã tiến hành truyền máu, truyền dịch và nội soi cấp cứu. Được biết trên hình ảnh camera nội soi ghi nhận, vị trí tá tràng (phần khởi đầu của ruột non nằm giữa dạ dày và hỗng tràng) của bệnh nhi có ổ loét rất lớn. Tại vị trí tổn thương, máu phun thành tia.
Ê kíp bác sĩ đã tiến hành kẹp kết hợp tiêm cầm máu, xử lý ổ loét, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Kết quả cho thấy bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP).
Sau can thiệp, trẻ không còn bị chảy máu, sức khỏe dần bình phục.
Nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em
Theo BS.CK2. Nguyễn Thị Thu Thuỷ- Phó trưởng khoa Tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá do viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng nhiều trên đối tượng ở trẻ em.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng trường gặp nhất ở trẻ em là do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori. Trong số đó, có nhiều bệnh nhân cần được nội soi can thiệp cầm máu.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây nhiễm khuẩn HP ở trẻ em, nhưng các bác sĩ cho rằng nó có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn môi, hoặc thông qua đường tiêu hóa. Hầu hết các trẻ em đều có khả năng nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, chỉ một số trẻ sẽ phát triển thành nhiễm trùng.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP
Tùy vào cơ địa mỗi người có thể gặp các triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung người bị nhiễm trùng HP thường có những dấu hiệu điển hình sau:
- Đau âm ỉ bụng khoảng 2-3 giờ sau ăn. Khi đói, cơn đau có thể đến và đi trong vài ngày hoặc vài tuần.
- Giảm cân, ăn không ngon miệng.
- Đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, buồn nôn và nôn.
- Đi ngoài phân có màu đen hoặc có lẫn máu.
Cách phòng ngừa nhiễm khuẩn HP ở trẻ em
HP là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao. Lây truyền qua đường phân - miệng và từ miệng - miệng là hai con đường chính lây vi khuẩn HP từ người này sang người khác. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ thói quen tốt như:
- Hướng dẫn trẻ tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hướng dẫn, dặn dò trẻ không dùng chung thìa, dĩa, đồ vệ sinh cá nhân và thay bàn chải đánh răng ít nhất ba tháng một lần.
- Gia đình có thành viên bị HP nên xét nghiệm và điều trị để tránh phơi nhiễm cho các thành viên khác.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Tăng lượng rau họ cải như súp lơ, bắp cải, bông cải xanh... giúp bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết nâng cao miễn dịch đường tiêu hóa.
Đau dạ dày là bệnh lý thường gặp, trở thành nỗi ám ảnh chung của nhiều người. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị sớm. Vì vậy, việc hiểu rõ căn bệnh này là vô cùng quan trọng.
GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử lạm dụng rượu, uống khoảng 01 lít rượu mỗi ngày. Khoảng 1 tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân ho nhiều từng cơn, khạc ra máu đỏ tươi lẫn đờm...
GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.