tiem-filler-16597643129031753658625-crop-16597643219981187647306-1659765962800-165976596298912438032.jpg

Bệnh nhân bị áp xe ở gối và cẳng chân sau khi tiêm filler. Ảnh: BVCC

Theo chia sẻ của bệnh nhân V.T.N.Q. (20 tuổi, trú tại TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), trước ngày nhập viện 1 tuần, bệnh nhân đã tiêm filler tại một spa. Sau đó, bệnh nhân thấy sưng, đau nhức 2 đầu gối và 2 cẳng chân nhiều.

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sưng đầu gối hai bên, sưng mặt trong gối trái, mặt ngoài có khối kích thước 2x4cm, bạch cầu tăng cao.

Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành mổ cấp cứu tháo mủ các ổ áp xe và làm kháng sinh đồ cho bệnh nhân.

ap-xe-goi-1659764312901925660776-1659765970306-16597659705151754529258.jpg

Các ổ áp xe được tháo mủ. Ảnh: BVCC

Hiện tại, bệnh nhân được điều trị phù hợp với kháng sinh đồ, trên da còn nhiều nốt thâm tím tại các điểm đã tiêm filler, cần theo dõi thêm các nguy cơ biến chứng.

Qua trường hợp trên, BSCKII. Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Bỏng khuyến cáo: Người dân cần lưu ý khi có nhu cầu làm đẹp như căng da mặt, đầu gối, da bụng, hoặc tay chân… nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và khám kỹ trước khi thực hiện thủ thuật.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất và các thủ thuật phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Tránh để xảy ra hậu quả khôn lường như viêm, áp xe, nhiễm trùng huyết, thậm chí có thể gây hoại thư sinh hơi… nguy hiểm đến tính mạng.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022