Quả đào có vị ngọt, mùi hương hấp dẫn nên được rất nhiều người yêu thích. Theo chuyên gia dinh dưỡng, một trái đào kích cỡ trung bình khoảng 147 gram cung cấp cho cơ thể khoảng 50 calo, 0,5 g chất béo, không chứa cholesterol và muối, 15 g carbohydrate, 13 g đường, 2 g chất xơ và 1 g protein. Ăn đào giúp cung cấp 6% nhu cầu vitamin A, 15% nhu cầu vitamin C trong một ngày của cơ thể. Ngoài ra, đào còn chứa nhiều vitamin E, K, B3, folate, sắt, choline, kali, magie, kẽm, phốt pho, đồng...

Loại quả này chứa lutein, zeaxanthin và beta - crytoxanthin có thể giúp hạ kali máu, chống lại sự phát triển của tế bào ung thư, chống viêm da, khô mắt, ngừa táo bón, giảm stress, giúp xương răng chắc khỏe hơn, ngăn ngừa lão hóa...

Theo Đông y, quả đào có vị đắng, ngọt, tính bình. Nó có tác dụng phá huyết, khử tích trệ, trị kinh nguyệt bế tắc, bụng dưới đầy, đau, vấp ngã ứ huyết.

images3151741-dao-2-resize-1448-9540-1686041030911-1686041031960816790234.jpg

Những người đại kỵ với quả đào

Người bị tiểu đường

Quả đào có chứa một lượng đường lớn (cứ 100 gram đào chứa 7 gram đường). Do đó, người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn loại quả này. Ăn vào có thể khiến bệnh càng thêm trầm trọng.

Phụ nữ mang thai

Nhiều người truyền tai nhau rằng phụ nữ mang thai ăn đào sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh ra bị câm điếc hoặc có nhiều lông trên người. Thực chất, đây chỉ là tin đồn vô căn cứ. Không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng vấn đề này.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều đào vì loại quả này có tính nóng, dễ gây ra tình trạng xuất huyết. Ngoài ra, lượng đường trong đào lớn cũng có thể ảnh hưởng đến những người bị tiểu đường thai kỳ. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2-3 quả đào/tuần để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị suy nhược cơ thể

Người bị suy nhược cơ thể, nhiều bệnh trong người hoặc chức năng tràng vị kém không nên ăn đào. Bởi loại quả này chứa lượng dưỡng chất lớn, không dễ tiêu hóa, khiến dạ dày làm việc căng thẳng và gây ra mệt mỏi.

Do đào có tác dụng phá huyết nên người bị xuất huyết giảm tiểu cầu không nên ăn loại quả này.

Người bị nóng trong

Người bị nóng trong với những triệu chứng như: miệng khô, đau họng, chảy máu cam… tốt nhất là không ăn để tránh tình trạng nóng nhiệt càng nghiêm trọng hơn.

3-5936-1686041032576-1686041032674361527432.jpg

Những lưu ý quan trọng cần nhớ khi ăn đào

Không ăn với số lượng lớn

Mỗi người chỉ nên ăn một quả đào mỗi ngày là đủ, nếu bạn ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng calo, dẫn đến thừa năng lượng, nó sẽ gây nóng và khó chịu, không có lợi cho sức khỏe. Do đó, ăn đào tốt cũng cần phải vừa đủ. Tiêu thụ quá mức có thể dễ dàng dẫn đến quá nóng.

Nên rửa sạch đào trước khi ăn

Do đào có lớp lông tơ dày và cứng, để loại bỏ lớp lông tơ này, nhiều thương lái đã dùng đến hóa chất có tính tẩy rửa mạnh để loại bỏ lớp lông này để quả đào trông bóng đẹp hơn. Do đó vô tình làm cho lớp vỏ đào "nạp" vào những hóa chất tẩy rửa độc hại.

Để an toàn, các chuyên gia khuyến cáo tốt nhất nên rửa đào với nước ấm để loại hết lớp lông còn lại trên vỏ quả. Sau đó dùng nước vo gạo đặc có pha thêm 1 chút muối nhạt ngâm đào trong 5-7 phút. Nước gạo có tính kiềm sẽ giúp loại bỏ các hóa chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu còn sót lại trên vỏ quả.

Không kết hợp cùng thịt ba ba

Thịt ba ba chứa nhiều đạm còn đào lông chứa nhiều axit malic. Loại axit này sẽ làm cho đạm bị biến chất khi kết hợp, giá trị dinh dưỡng mất đi.

Không ăn cùng cua

Đào có chứa nhiều vitamin C, yếu tố vi lượng, chất xơ cần thiết cho cơ thể có thể kích thích nhu động đường tiêu hóa trong khi cua tính hàn lạnh. Ăn chung với nhau dễ gây đau bụng, tiêu chảy.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022