1. Thói quen sinh hoạt nào gây tổn thương mắt?
Những thói quen sinh hoạt có hại cho mắt như đeo kính và vệ sinh kính áp tròng không đúng cách, sử dụng đồ trang điểm mắt (kẻ mắt, mascara...) quá hạn, nhìn màn hình điện thoại, máy tính quá nhiều, đọc sách quá gần, tiếp xúc với chất gây dị ứng, dụi mắt thường xuyên, ngủ không đủ giấc, uống ít nước...
Những thói quen này có thể gây mỏi mắt , mẩn đỏ, sưng, kích ứng mắt, ngứa, khô mắt...
Mặc dù những vấn đề này có thể được kiểm soát dễ dàng bằng cách dùng thuốc nhỏ mắt không kê đơn hoặc thuốc giảm đau (trong trường hợp đau mắt) nhưng lạm dụng thuốc lại gây kích ứng lâu dài.
Chính vì thế, khi gặp phải những biểu hiện này, ngoài việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, bạn có thể áp dụng một số biện pháp để làm dịu triệu chứng, tránh dụi nhiều dễ gây nhiễm khuẩn và trầy xước giác mạc.
2. Các biện pháp làm dịu tổn thương mắt
2.1 Nước muối sinh lý
Sử dụng nước muối sinh lý giúp loại bỏ bụi bẩn, chất tiết ra khỏi mắt, làm thông ống dẫn nước mắt , ngăn ngừa các vấn đề về mắt như ngứa, đau mắt.
Nước muối cũng có đặc tính kháng khuẩn tốt cho sức khỏe của mắt. Tốt nhất bạn nên sử dụng nước muối sinh lý đạt tiêu chuẩn mua ngoài hiệu thuốc để làm sạch bụi bẩn khỏi mắt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tự pha nước muối rồi nhúng tăm bông hoặc vải sạch và lau bên ngoài mắt.
Chú ý, không nhỏ nước muối tự pha vào mắt để tránh nhiễm khuẩn hoặc tác hại khác do liều lượng muối không hợp lý hoặc nước chưa được làm sạch.
Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mắt giúp rửa trôi bụi bẩn trong mắt.
2.2 Túi trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống viêm và làm dịu. Đắp túi trà lọc đã pha, để nguội lên trên mắt có thể làm dịu chứng viêm và giảm sưng mắt. Biện pháp này cũng có thể giúp đánh bại căng thẳng và thư giãn, tốt cho sức khỏe của đôi mắt.
Sử dụng túi trà xanh áp lên mắt giúp giảm viêm, sưng mắt.
2.3 Chườm ấm
Chườm ấm là cách dễ dàng và hiệu quả nhất để loại bỏ bất kỳ loại khó chịu và đau đớn nào liên quan đến mắt. Biện pháp này đặc biệt hữu ích trong trường hợp nhiễm trùng mắt , chẳng hạn như viêm kết mạc, viêm bờ mi hoặc lẹo mắt.
Bạn có thể sử dụng miếng vải ấm chườm lên mắt 2-3 phút, 3 lần một ngày có thể làm dịu ngứa mắt , loại bỏ các mảnh vụn, mủ và vảy khô khỏi mắt.
Chú ý: Luôn luôn sử dụng một miếng vải sạch và không sử dụng nước nóng để tránh bị bỏng.
Chườm ấm hay chườm lạnh đều có tác dụng giảm đau, ngứa mắt.
2.4 Chườm lạnh
Giống như chườm ấm, chườm lạnh cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu liên quan đến một số bệnh về mắt. Chườm lạnh có thể giúp giảm sưng trong trường hợp mắt bị thương và nhiễm trùng hay dị ứng mắt gây s ưng, ngứa mắt dữ dội.
Để thực hiện biện pháp này, bạn cần nhúng một chiếc khăn sạch hoặc khăn mặt vào nước mát và nhẹ nhàng đắp lên mắt. Lưu ý, không nên ấn mạnh hoặc đặt đá trực tiếp lên mí mắt vì dễ gây tổn thương thêm cho mắt.
2.5 N ha đam
Các đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn của gel nha đam có thể giúp giảm đau mắt và đau nhức.
Bạn có thể t rộn 1 thìa gel nha đam tươi (từ lá nha đam ) vào 2 thìa nước lạnh. Lấy tăm bông hoặc viên bông tròn nhúng vào nước, nhắm mắt lại và đặt lên mắt trong 10 phút. Tránh để gel nha đam tiếp xúc trực tiếp vào mắt.
Sử dụng gel nha đam trộn với nước và đắp lên mắt giúp thư giãn, giảm căng thẳng cho mắt.
2.6 Rửa sạch mí mắt
Nhẹ nhàng xoa bóp mí mắt bằng nước ấm để làm thông tuyến lệ. Làm sạch cả mí mắt trên và dưới, cũng như lông mi để giảm khô mắt.
2.7 T ránh ô nhiễm và ánh nắng mặt trời
Cố gắng tránh xa khói thuốc lá , khói lửa và các loại chất ô nhiễm khác. Trong trường hợp phơi nhiễm liên quan đến công việc, hãy đeo kính bảo vệ có thể giúp giữ độ ẩm cho mắt, ngăn ngừa nhiễm trùng mắt và giảm khó chịu. N ên đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, đặc biệt vào mùa hè.
Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế xem tivi, nếu phải làm việc nhiều giờ với máy tính thì nên nghỉ giải lao sau mỗi 60 phút.