GiadinhNet - Lo lắng trước tình trạng rụng tóc, nhiều người tìm kiếm nhiều cách khác nhau để cải thiện tình hình nhưng đôi khi lại quên rằng chế độ dinh dưỡng mới đóng vai trò thiết yếu cho một mái tóc khỏe.
Đối với người bệnh đái tháo đường, thức ăn cần phải được coi như thuốc để duy trì chỉ số đường huyết ổn định. Do đó, bên cạnh việc điều trị thuốc, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Theo đó, chỉ số đường huyết được coi là một chỉ tiêu để lựa chọn thực phẩm. Việc sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ làm tăng đường máu từ từ và chậm sau ăn, ngược lại thực phẩm với chỉ số đường huyết cao làm tăng đường máu nhanh và cao mức sau ăn.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, về nguyên tắc dinh dưỡng, cần đảm bảo đủ năng lượng, các chất glucid, protid, chất xơ, chất béo (ưu tiên lựa chọn chất béo có nguồn gốc thực vật). Bên cạnh đó, đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất, chú ý tăng cường canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin E. Nên ăn 3 bữa/ngày và ổn định giờ ăn.
Ảnh minh họa
4 nhóm thực phẩm nên hạn chế để phòng nguy cơ mắc tiểu đường
Nội tạng động vật
Bởi vì những thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có các chất béo bão hòa và cholesterol không tốt với các bệnh nhân tiểu đường. Nên thay thế nội tạng động vật bằng cá loại cá và dầu olive. Các loại cá vì cá là nguồn cung cấp protein cực tốt, những loại cá như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá rô… chứa nhiều omega 3 và vitamin D, rất ít chất béo và còn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Các loại thịt và sản phẩm giàu chất béo
Các loại thịt và sản phẩm từ sữa giàu chất béo xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim. Ngoài ra, những loại thịt chứa nhiều chất béo bão hòa bao gồm thịt bò thăn, cừu, sườn lợn, thịt gia cầm sẫm màu, gà rán và các loại chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, các loại thịt nguội. Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo bao gồm sữa nguyên kem, kem sữa béo, kem tươi, bơ và pho mát... làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngũ cốc tinh chế
Trong quá trình sản xuất các loại ngũ cốc tinh chế, phần lớn vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein trong hạt ngũ cốc bị mất đi. Kết quả là các loại ngũ cốc tinh chế có chỉ số đường huyết cao, khi hấp thụ vào sẽ làm lượng đường trong máu nhanh chóng và đòi hỏi cơ thể sản xuất nhiều hormone insulin hơn. Từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nước ngọt có ga và các chất kích thích
Đây là những loại đồ uống mà các bệnh nhân tiểu đường phải tránh xa bởi vì những thức uống này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh đến mức không kiểm soát được.
Nên thay thế bằng trà xanh vì trà xanh là thức uống có chứa chất chống oxy hóa EGCG giúp điều hòa lượng đường huyết và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, đặc biệt là giai đoạn tiền tiểu đường
Những thực phẩm bệnh nhân đái tháo đường nên ăn thường xuyên
- Nhóm chất bột: Nên chọn gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, gạo trắng hoặc các thực phẩm qua tinh chế.
- Nhóm chất đạm: Tăng cường các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như thịt bò, thịt gà, cá, tôm… Đạm thực vật: đậu tương, đậu nành.
- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu vừng...)
- Nhóm rau: Đa dạng các loại rau, nhất là các loại rau mềm, non.
GiadinhNet - Có những loại quả giàu dinh dưỡng nhưng lại chứa lượng calo cao, nếu ăn nhiều sẽ khiến bạn tăng cân nhanh hơn cả ăn thịt.