Mùa hè vẫn chưa dừng lại và mùa da cháy nắng mới chỉ bắt đầu ở Bắc bán cầu. Thống kê cho thấy, 1/3 số người trưởng thành sẽ bị ít nhất một lần cháy nắng trong năm. Mặc dù việc thoa kem chống nắng một cách thận trọng và rộng rãi là cách chính để tránh tổn thương da nhưng làm thế nào nếu bạn đã bị cháy nắng?

Lô hội không phải là lựa chọn duy nhất của bạn. Có 2 món nước trị cháy nắng rẻ bèo mà bạn nên dùng lúc này.

nuoc-tri-chay-nang-chong-loang-xuong1-17528272285611529532486-1752827501003-1752827501541537413432-1752834119965-1752834120838391262578.jpg

2 món nước trị cháy nắng, uống đúng cách còn chống loãng xương

1. Trà đen

Nhiều bà nội trợ tin tưởng trà là phương pháp điều trị cháy nắng, bằng cách sử dụng túi trà ướt để làm dịu da hoặc nhúng khăn vào trà đen và đắp lên vùng da bị ảnh hưởng. Hóa ra đây là một giải pháp dựa trên khoa học.

"Đây là một trong những bài thuốc dân gian đáng ngạc nhiên nhất mà các bác sĩ da liễu không quan tâm", TS.BS Tiffany Libby (bác sĩ da liễu được chứng nhận và bác sĩ phẫu thuật tại Brown Dermatology ở Rhode Island), chia sẻ với tờ The Post.

Trà đen chứa tannin và chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và làm dịu. Túi trà hoặc gạc ngâm mát, không nóng, có thể giúp giảm đau và mẩn đỏ tạm thời.

Bà lưu ý, điều quan trọng là trà được sử dụng phải được làm mát hoàn toàn và da không bị phồng rộp trước khi đắp.

nuoc-tri-chay-nang-chong-loang-xuong2-1752827228580874225296-1752827502196-17528275023341139568959-1752834121956-1752834124244771418731.jpg

Ngoài trị cháy nắng, trà đen nếu uống còn rất tốt cho xương khớp. Theo Livestrong, nghiên cứu năm 2003 cho thấy, những người uống 3 tách trà đen mỗi ngày có mật độ xương cột sống cao hơn những người không uống.

Các nhà khoa học cho rằng, uống trà có thể làm tăng mật độ xương do tác dụng của flavanoids trong trà lên estrogen. Estrogen giúp cơ thể của bạn xây dựng mật độ xương, nhưng với phụ nữ có tuổi thì estrogen bị mất đi nhiều. Flavanoids trong trà có thể giống với các tác động của estrogen phần nào, do đó có thể giúp ngăn ngừa mất xương, loãng xương. Fluoride trong trà cũng giúp bổ sung canxi cho xương và có thể giúp tăng sức mạnh của xương.

2. Sữa

Mặc dù cả sữa lạnh và sữa chua Hy Lạp thường được sử dụng để làm dịu vết cháy nắng, nhưng BS Libby cho biết phương pháp điều trị bằng sữa là phương pháp hiệu quả nhất.

Protein, chất béo và độ pH của sữa có thể tạo ra một lớp màng làm dịu, chườm sữa lạnh có thể giúp giảm nhiệt và kích ứng. Sữa chua Hy Lạp có chứa men vi sinh và axit lactic, nhưng nó dễ gây phản ứng hơn do tính axit và các chất phụ gia.

Libby khuyên những người bị cháy da nên tránh xa sữa chua. Thay vào đó hãy chọn chườm sữa lạnh.

Ở khía cạnh khác, sữa là món đồ uống phòng chống loãng xương được công nhận. Nó giàu canxi, vitamin D lại có protein, phốt pho, magie, kẽm.. rất cần thiết cho xương chắc khỏe.

nuoc-tri-chay-nang-chong-loang-xuong3-1752827228584599696633-1752827502933-17528275030661550299899-1752834124955-17528341251321159136053.jpg

Tránh xa những phương pháp chữa cháy nắng đang lan truyền trên mạng

Internet tràn lan các mẹo làm dịu vết cháy nắng, bao gồm cả việc sử dụng giấm dường như trái ngược với trực giác.

Libby lưu ý rằng, mặc dù giấm là nguồn axit axetic có đặc tính kháng viêm và sát trùng nhẹ, nhưng nó không phải là giải pháp phù hợp cho làn da bị cháy nắng.

"Giấm có tính axit và thực sự có thể gây kích ứng hoặc bỏng da, đặc biệt là với những vết cháy nắng nghiêm trọng hơn. Bạn có nhiều khả năng gặp phải tình trạng khó chịu hơn hoặc thậm chí là kích ứng hóa học. Hãy sử dụng các biện pháp đã được chứng minh và nhẹ nhàng hơn", cô nói.

Một phương pháp điều trị khác cho tình trạng cháy nắng nặng là kết hợp kem bôi trĩ và vitamin E, một hỗn hợp mà Libby cũng sẽ tránh.

"Kem trị trĩ thường chứa hydrocortisone và phenylephrine, có thể tạm thời làm giảm viêm và đỏ. Về lý thuyết, một lượng nhỏ có thể làm dịu vùng da bị cháy nắng, nhưng những loại kem này không được bào chế cho da mặt hoặc da bị cháy nắng. Vì vậy, chúng có thể gây kích ứng hoặc nổi mụn", cô giải thích.

Mặc dù vitamin E thường được ca ngợi vì đặc tính chữa lành, nhưng việc thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc cháy nắng có thể gây ra phản ứng dị ứng cho một số người.

(Ảnh minh họa: Internet)

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022