Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu bị đái tháo đường mà kiểm soát được lượng đường trong máu và thường xuyên theo dõi tốt thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh chia ra có các loại đái tháo đường: Đái tháo đường typ1, đái tháo đường typ2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Dấu hiệu tiểu đường (bệnh đái tháo đường)

Hầu hết các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là mức glucose trong máu cao hơn bình thường. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể từ rất nhẹ thậm chí không có triệu chứng gì. Một số người không phát hiện ra bị bệnh nặng hoặc có nhiều biến chứng thì mới phát hiện ra.

Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện triệu chứng chung như:

Thường xuyên cảm thấy đói và khát.

Sụt cân.

Đi tiểu thường xuyên.

Nhìn mờ.

Cực kỳ mệt mỏi.

Các vết loét không lành.

Tê/ giảm cảm giác ở tay/ chân.

Ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Với nữ giới, dấu hiệu bệnh có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm nấm men ở đường sinh dục và da khô, ngứa.

hat-ke-1732328521168631827410-18-0-331-500-crop-17323287772311414608604.jpgLoại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe

GĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.

benh-tieu-duong-dai-thao-duong-1752920145340848285177.jpg

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Ảnh: TL

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường không thể chủ quan

Biến chứng bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư.

Bệnh tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...

Tuy nhiên, nếu người bệnh có phương pháp điều trị phù hợp kết hợp với điều chỉnh lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng đó.

Các biến chứng do bệnh tiểu đường (đái tháo đường) gây ra

Biến chứng cấp tính của tiểu đường

Biến chứng cấp tính của tiểu đường thường xảy ra đột ngột và có thể gây nguy hiểm ngay lập tức nếu không được xử lý kịp thời. Các biến chứng này thường liên quan đến sự rối loạn đường huyết quá mức, bao gồm:

Hypers (hoặc hyperglycemia) xảy ra khi mức đường trong máu quá cao.

Hypos (hoặc hypoglycemia) xảy ra khi mức đường trong máu trở nên quá thấp.

Tăng đường huyết tăng áp lực thẩm thấu (HHS): Một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng chỉ xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân có thể xuất phát từ sự mất nước nghiêm trọng và tăng đáng kể mức đường trong máu.

Nhiễm toan ceton (DKA): Một tình trạng khẩn cấp đe dọa tính mạng khi thiếu insulin, lượng đường trong máu cao dẫn đến tích tụ xeton.

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường phát triển từ từ qua nhiều năm và có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể. Người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng mạn tín nguy hiểm như:

Tiểu đường biến chứng tim mạch

Khi huyết áp cao, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên.

Tiểu đường biến chứng thận

Bệnh tiểu đường cũng có biến chứng làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến thận mất khả năng lọc chất thải từ máu. Tình trạng này xảy ra với nhiều giai đoạn. Trong thận có chứa rất nhiều mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ lọc máu để loại bỏ các chất cặn bã, dư thừa.

Khi đường huyết cao, mao mạch bị tổn thương khiến chức năng lọc máu của thận suy giảm, các chất cặn bã không thể đào thải ra ngoài dẫn đến tích tụ. Nếu bệnh nhân không có biện pháp điều trị tích cực sẽ dẫn đến suy thận.

Các triệu chứng của bệnh thận do tiểu đường thường là hiện tượng mệt mỏi, sưng phù tay, chân, mặt, tăng cân do giữ nước, buồn nôn, nôn ói nhiều, trong hơi thở có mùi amoniac do ure tích tụ.

Tiểu đường biến chứng mắt

Nhìn mờ thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của bệnh tiểu đường biến chứng mắt, nguy cơ cao mắc bệnh lý võng mạc đái tháo đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp...

Tiểu đường biến chứng đột quỵ

Các cơn đột quỵ xảy ra thường do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Nếu bị rối loạn tiểu đường, khả năng người bệnh bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc.

Tiểu đường biến chứng thần kinh

Khoảng một nửa bệnh nhân tiểu đường sẽ có những triệu chứng ảnh hưởng tới thần kinh. Trong trường hợp bạn đã có những tổn thương thần kinh thì việc kiểm soát đường máu có thể làm chậm lại tiến triển của rối loạn tiểu đường.

Biến chứng "bàn chân đái tháo đường"

Là hậu quả của tổn thương thần kinh, làm giảm cảm giác ở bàn chân khiến người bệnh không phát hiện được các tổn thương xảy ra. Nếu không điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Ketoacidosis tiểu đường (DKA)

Là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do rối loạn tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi ketone tích tụ trong máu làm tăng tính axit. Hàm lượng ketone cao có thể gây độc cho cơ thể. Khi mức độ quá cao, người bệnh có thể mắc Ketoacidosis tiểu đường (DKA).

Người bệnh có thể ngăn chặn nó bằng việc theo dõi sớm các dấu hiệu rối loạn tiểu đường và kiểm tra nước tiểu, máu thường xuyên.

Tiểu đường biến chứng về răng miệng

Lượng đường trong nước bọt tăng cao sẽ khiến vi khuẩn tấn công men răng và gây tổn thương nướu, cũng như làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do mạch máu nướu bị tổn thương.

Tiểu đường biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tình dục ở nữ

Nếu đường huyết trong máu tăng cao, có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những tổn thương mạch máu và dây thần kinh do tiểu đường có thể hạn chế lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục và gây mất cảm giác.

Tiểu đường biến chứng ảnh hưởng sức khỏe tình dục ở nam

Những tổn thương mạch máu và dây thần kinh do tiểu đường có thể hạn chế lượng máu chảy đến cơ quan sinh dục. Điều này khiến nam giới khó bị kích thích, dẫn đến rối loạn chức năng cương dương và bất lực.

tieu-duong-benh-dai-thao-duong-17529201952561118796309.png

Bệnh tiểu đường không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh minh họa: TL

Phương pháp hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà

Theo BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy (Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM), cách trị tiểu đường tại nhà chỉ có thể thông qua việc kiểm soát bệnh tình. Một số biện pháp như: xây dựng chế độ ăn khoa học, thường xuyên vận động, nghỉ ngơi hợp lý, kiểm soát cân nặng ở mức cho phép (BMI từ 18,5 – 24,9)…

Dưới đây là các phương pháp hỗ trợ kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường tại nhà

Kiểm soát chế độ ăn

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, góp phần kiểm soát lượng đường trong máu người bệnh. Có nhiều nguyên tắc đo lường bữa ăn cho người bệnh tiểu đường, quan trọng nhất vẫn là tính lượng calo đưa vào cơ thể và cân đối với nhu cầu, thể trạng từng người, đảm bảo không dư thừa năng lượng. Bởi năng lượng dư thừa sẽ được cơ thể tích lũy dưới dạng mỡ, gây thừa cân, béo phì.

Kiểm soát lượng carbohydrate nạp vào

Tính lượng carbohydrate (carb) trong thực phẩm là một trong những cách trị tiểu đường tại nhà được nhiều người bệnh áp dụng, hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn ít carb giúp giảm đường huyết và ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.

Người bệnh đái tháo đường nên theo dõi sát sao, liên tục lượng đường trong máu mỗi ngày để xây dựng thực đơn lành mạnh, giúp ổn định đường huyết.

Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ

Nghiên cứu Tác động của chất xơ trong chế độ ăn uống với tình trạng kháng insulin và phòng ngừa bệnh tiểu đường type 2 (năm 2018) của Weickert Martin O và cộng sự cho thấy: tăng lượng chất xơ trong thực đơn hàng ngày (>25g/ngày ở phụ nữ và >38g/ngày ở nam giới) giúp giảm 20% – 30% tình trạng kháng insulin và nguy cơ mắc tiểu đường type 2.

Cơ thể con người không thể hấp thụ và phân hủy chất xơ, do đó các thực phẩm giàu chất xơ không làm tăng đột biến lượng đường trong máu như các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, quá trình tiêu hóa chất xơ khá chậm, gây cảm giác no nhanh và no lâu hơn, nhờ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư đại tràng.

Rau xanh, trái cây tươi cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể, là phần không thể thiếu của chế độ ăn uống lành mạnh cho người tiểu đường. Một số loại rau người tiểu đường nên ăn gồm: bông cải xanh, cà rốt, cà chua, cải bó xôi, bắp cải…

Tập trung vào chất béo "tốt"

Chất béo "tốt" là nhóm chất béo không bão hòa, có khả năng giảm tình trạng kháng insulin, giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh mà người tiểu đường nên lựa chọn gồm: cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi), dầu oliu, dầu đậu nành,… Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa axit béo thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, gồm: Omega-3, Omega-6, Omega-9, vitamin E…

Luyện tập thể dục đều đặn

Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên là một cách trị tiểu đường tại nhà rất hiệu quả. Khi tập thể dục, cơ bắp sử dụng đường trong máu để tạo năng lượng và co cơ. Các hoạt động thể chất giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng và tăng độ nhạy insulin, nghĩa là tế bào có thể sử dụng glucose trong máu hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vận động thể chất còn giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nhiều môn thể thao người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn như: chạy bộ, bơi lội, đi bộ, yoga…

Kiểm soát cân nặng

Thừa cân, béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ cao của bệnh tiểu đường. Do đó, kiểm soát cân nặng cũng là bước hỗ trợ điều trị tiểu đường tại nhà hiệu quả. Người bệnh tiểu đường có béo phì chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể cũng giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết, giảm nhu cầu dùng thuốc điều trị tiểu đường và cải thiện chất lượng cuộc sống.

chuoi-xanh-2-17523995322961740950233-0-0-608-972-crop-17523996305611792615018.pngChuối xanh cực tốt cho sức khỏe, nằm trong danh sách những thực phẩm tốt nhất cho người tiểu đường

GĐXH - Với hàm lượng tinh bột kháng và chất xơ cao, chuối xanh mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường.

benh-tieu-duong-duong-huyet-1746431644978841030642-17-0-407-624-crop-17464318112031442956924.jpgThời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết

GĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022