Thịt cá trắng mềm, thơm ngon vừa được dọn lên bàn, hương thơm tươi mới khiến ai cũng muốn gắp ngay một miếng. Người ta vẫn nói ăn cá giúp thông minh, khỏe mạnh, nhưng bạn có biết một số loại cá có thể ẩn chứa nguy cơ sức khỏe, thậm chí tiềm tàng chất độc vào cơ thể nếu ăn không đúng cách? Đặc biệt là 3 loại cá phổ biến ngoài chợ này dù rẻ đến đâu cũng nên hạn chế.

3 loại cá nên cảnh giác
1. Các loài cá ăn thịt kích thước lớn, có nguy cơ chứa thủy ngân vượt ngưỡng
Những loại cá như cá ngừ đại dương, cá kiếm thường đứng đầu chuỗi thức ăn, dễ tích tụ kim loại nặng như thủy ngân. Đặc biệt phụ nữ mang thai và trẻ em cần hết sức cẩn thận vì có thể ảnh hưởng đến phát triển thần kinh. Do đó, không ăn quá 2 lần/tháng, mỗi lần không quá 100g.
2. Cá biển đông lạnh lâu, có nguy cơ oxy hóa chất béo
Những loại cá như cá thu đao, cá bạc má bị đông lạnh lâu hoặc đã ngả màu vàng trong tủ đông cần cảnh giác. Nếu đã rã đông nhiều lần hoặc bảo quản quá 6 tháng, chất béo trong cá có thể bị oxy hóa, gây mùi khét (hôi dầu). Nếu nấu lên có mùi lạ hãy mạnh dạn bỏ, đừng tiếc!
Chế độ ăn Carnivore là gì mà giúp cô gái 30 tuổi giảm được 9kg chỉ sau 1 tháng, da sạch mụn, hết rối loạn kinh nguyệt
3. Cá nước ngọt không rõ nguồn gốc,dễ nhiễm ký sinh trùng
Những loại cá như cá rô phi, cá trê, lươn hoặc cá quả đánh bắt ngoài tự nhiên có thể chứa sán lá gan. Nếu không được nấu chín kỹ, sẽ rất nguy hiểm. Tránh các món như gỏi cá sống, cháo cá tái. Khi mua nên chọn ở nơi uy tín, quan sát mắt cá phải trong, mang cá đỏ tươi.
4 nguyên tắc ăn cá an toàn
- Chọn đúng loại cá: Cá biển cỡ vừa như cá chim, cá thu thường an toàn hơn. Với cá nước ngọt, ưu tiên chọn cá nuôi ở vùng kiểm soát tốt. Chỉ cần ăn cá 2–3 lần/tuần, mỗi lần khoảng bằng lòng bàn tay là đủ.
- Chế biến đúng cách: Hấp, nấu canh giúp giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Tránh chiên ngập dầu ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C). Nếu nướng, nên dùng giấy bạc bọc cá để hạn chế tạo ra chất gây ung thư.
- Loại bỏ bộ phận dễ tích độc: Nên bỏ đầu cá, ruột, da cá nếu nghi ngờ không an toàn. Đặc biệt, lớp màng đen ở bụng cá là nơi tích tụ độc tố nhiều nhất, hãy cạo sạch trước khi nấu.
- Ăn kèm hợp lý: Cá kết hợp với đậu phụ, củ cải giúp hấp thu tốt hơn. Nhưng tránh ăn cùng hồng, sơn tra (sơn trà), dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Những ai cần chú ý đặc biệt
- Người bịgout: cần hạn chế ăn cá, đặc biệt trong đợt cấp.
- Người có cơ địa dị ứng: nên ăn thử lượng nhỏ khi ăn cá lạ.
- Đang uống thuốc kháng sinh: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn cá.
Mẹo chọn cá tươi, 3 điều cần “nhìn”
- Mắt cá: trong, hơi lồi, không bị đục.
- Mang cá: đỏ tươi, không có mùi lạ.
- Thịt cá: săn chắc, đàn hồi tốt.
Lưu ý: Cá trông quá bóng đẹp, vảy sáng bất thường, có thể đã bị xử lý hóa chất. Cá tươi nhất không phải lúc nào cũng là cá “đẹp” nhất.
Cá là thực phẩm tốt, nhưng không phải loại nào cũng nên ăn tùy tiện. Đừng vì ham rẻ hoặc tiện lợi mà làm ngơ với nguy cơ tiềm ẩn.
Nguồn và ảnh: Sohu