Trọng tài Ko Hyeong Jin sinh năm 1982. Ông là thành viên của KFA (Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc) và làm trọng tài quốc tế cho FIFA.

Hành trình sự nghiệp của ông Ko Hyeong Jin- trọng tài bắt chính trận Thái Lan vs Việt Nam 

Ông Ko Hyeong Jin nhận chứng chỉ trọng tài KFA cấp 1 vào năm 2003. Sáu năm sau, vào năm 2009, ông chính thức trở thành trọng tài của FIFA. Năm 2011, ông Ko Hyeong Jin bắt đầu làm việc tại K-League.

Năm 2019, KFA thông báo thành lập "tổ trọng tài đặc biệt" gồm 5 thành viên, trong đó có ông Ko Hyeong Jin. Trọng tài đặc biệt là hệ thống được KFA tạo ra lần đầu tiên với mục tiêu nâng cao kỹ năng trọng tài, đào tạo các trọng tài tham gia World Cup. Ba trọng tài nam có tên trong danh sách trọng tài đặc biệt đầu tiên sẽ nhận được 30 triệu won mỗi năm và hai trọng tài nữ sẽ nhận được 10 triệu won mỗi năm. Họ được ưu tiên có cơ hội tham gia các sự kiện quốc tế liên quan đến trọng tài, với mục tiêu tăng cường năng lực trọng tài và ngoại giao trọng tài.

Từ năm 2019 tới nay, ông Ko Hyeong Jin được phân công bắt chính nhiều trận đấu quốc tế. Ông Ko Hyeong Jin được chọn làm trọng tài tại World Cup U-17 2019 tại Brazil. Năm 2023, ông cầm còi ở World Cup U17 tại Indonesia. Tại Asian Cup 2023, trọng tài người Hàn Quốc là giám sát trận đấu ở các trận của Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các giải đấu do K League và AFC tổ chức.

Ông Ko Hyeong Jin là trọng tài FIFA từ năm 2009.

Ko Hyeong Jin và bóng đá Việt Nam

Trọng tài Ko Hyung Jin là cái tên quen mặt với bóng đá Việt Nam. Ông từng nhận lời mời của VFF đến cầm còi ở V.League trong trận quyết định trụ hạng giữa Nam Định và TP.HCM ở vòng 25 năm 2022.

Ông Ko Hyeong Jin cũng làm trọng tài trong trận Australia thắng Việt Nam 4-0 thuộc vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Trọng tài này cũng bắt chính trận đấu giữa tuyển Việt Nam với Thái Lan tại Mỹ Đình ở lượt đi chung kết AFF Cup 2022.

Tại AFF Cup 2024, ông Ko Hyeong Jin điều khiển trận đấu mở màn của ĐT Việt Nam gặp ĐT Lào, và trận chung kết lượt về gặp ĐT Thái Lan, nơi ông đã đưa ra những quyết định được người hâm mộ khen ngợi hợp tình hợp lý.

Ông Ko Hyung Jin đã mất một lúc khá lâu để giải thích cho hai đội về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat ở phút 64. Khi thủ môn Đình Triệu đá bóng ra biên khi phát hiện đồng đội bị đau. Phía Thái Lan ném biên, nhưng không trả bóng lại cho tuyển Việt Nam mà chuyền cho Supachok dứt điểm ghi bàn. Trọng tài Ko Hyung Jin công nhận bàn thắng trên vì đúng luật. Chính ông Ko Hyung Jin cũng không hài lòng với quyết định ghi bàn của tiền vệ Thái Lan và phải mất tới gần 20 phút để "làm công tác tư tưởng" cho cầu thủ hai đội. Theo tiết lộ, ông Ko Hyung Jin thuyết phục cầu thủ và ban huấn luyện hai đội để ĐT Việt Nam giao bóng và ghi bàn lại, song không được phía ĐT Thái Lan chấp thuận.

10 phút sau, trong pha vào bóng nguy hiểm ở giữa sân của Thái Lan, trọng tài Ko Hyung Jin rút thẻ vàng thứ hai cho Weerathep, truất quyền thi đấu của tiền vệ đội chủ nhà.

trong-tai-1-1736160424119433201005.jpg
trong-tai-3-17361604544361387076864.jpg

Ông Ko Hyung Jin giải thích với cầu thủ hai đội về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok- Ảnh Hoàng Linh TTXVN.

Tranh cãi vì quá… khoan dung

Có sự nghiệp lâu năm, giàu kinh nghiệm và làm việc ở các giải đấu cấp cao, song ông Ko Hyung Jin cũng không tránh khỏi quyết định gây tranh cãi.

Trong trận đấu ở lượt trận thứ hai vòng bảng Asian Cup 2023, đội tuyển Trung Quốc đã hòa 0-0 trước Lebanon. Trận đấu này xuất hiện tình huống tranh cãi gay gắt. Phút 13, trong tình huống tranh chấp, hậu vệ Khalil Khamis của Lebanon đã giơ chân cao, đạp vào mặt của tiền vệ Dai Wai Tsun bên phía Trung Quốc.

6224816293454659-1736160503122696112472.jpg

Tình huống khiến trọng tài Ko Hyung Jin bị chỉ trích vì không rút thẻ.

Kết quả, Dai Wai Tsun đã bị rách mặt. Các cầu thủ phản ứng yêu cầu trọng tài Ko Hyung Jin trừng phạt Khalil Khamis. Thế nhưng, ông lại cho rằng cầu thủ Lebanon không có ý định phạm lỗi. Sau đó, VAR vào cuộc và cũng có những nhận định tương tự. Thay vào đó, trọng tài bắt việt vị cầu thủ Trung Quốc.

Trên mạng xã hội, nhiều cổ động viên Trung Quốc đã chỉ trích dữ dội trọng tài người Hàn Quốc khi không truất quyền thi đấu cầu thủ Khalil Khamis. Họ cho rằng ông đã quá khoan dung đến mức giữ lại thẻ của mình ngay cả trong những tình huống lẽ ra phải rút thẻ.

Đời sống cá nhân

Thế giới bóng đá vốn có những trọng tài làm "nghề tay trái" bên cạnh việc cầm còi ở những trận cầu. Ông Ko Hyung Jin là một người như vậy.

Năm 2009, cùng năm được nhận chứng chỉ trọng tài FIFA, ông Ko Hyung Jin bắt đầu công việc của một nhân viên ở cửa hàng điện thoại. Trong cuộc phỏng vấn với tờ Four Four Two ấn bản tại Hàn Quốc, ông Ko Hyung Jin đã giải thích lý do ông lựa chọn công việc này.

"Ban đầu, tôi điều hành một lớp bóng đá dành cho trẻ em. Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá đã cấm trọng tài và huấn luyện viên bóng đá làm việc trong cùng một hệ thống. Nếu là bóng đá cấp câu lạc bộ thì không, nhưng nếu là bóng đá học viện thì có mối quan hệ giữa lãnh đạo và hậu bối. Vì tôi không thể chỉ làm trọng tài nên tôi quyết định tìm một điều gì đó mới mẻ. Thật trùng hợp, bạn tôi đang bắt đầu kinh doanh bán điện thoại di động và tôi được khuyến khích tham gia cùng anh ấy. Tôi có rất nhiều lo lắng và khó khăn nhưng dù sao tôi cũng bắt đầu vì tôi phải làm".

1705357008451267-17361604709941582946204.jpg

Trọng tài Ko Hyung Jin có "nghề tay trái" là nhân viên ở cửa hàng điện thoại di động.

Khi được hỏi phải chăng mức thu nhập chưa ổn định từ nghề trọng tài đã dẫn tới quyết định làm "nghề tay trái", ông Ko Hyung Jin đáp: "Chế độ lương thưởng và phúc lợi của trọng tài ở nước ta chưa ổn định. Mặc dù đất nước chúng tôi là đất nước có nền bóng đá phát triển bậc nhất ở châu Á. K-League mở cửa trong 9 tháng. Đó là thu nhập duy nhất mà một trọng tài kiếm được. Ngoài ra, vì hệ thống dựa trên phụ cấp trận đấu nên không có thu nhập trong thời gian bóng đá tạm nghỉ. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của bạn. Kết quả là có rất nhiều người bỏ cuộc giữa chừng, có rất nhiều trọng tài trẻ làm cùng lúc hai công việc".

Ông Ko Hyung cũng đưa ra so sánh thú vị giữa công việc trọng tài và công việc của một nhân viên ở cửa hàng điện thoại. "Vì tôi đang ở vị trí phục vụ khách hàng nên tôi nghĩ mình sẽ nhận được rất nhiều lời phàn nàn. Trên sân, chúng tôi nghe thấy các cầu thủ và huấn luyện viên phàn nàn về các quyết định, nhưng thành thật mà nói, cái nào khó hơn? Cửa hàng điện thoại di động thực sự chỉ là một cơ duyên. Bạn có thể giải thích rõ ràng ở đây và cho mọi người biết, nhưng bạn không thể làm điều đó ở sân vận động. Nó không giống như quyết định có thể bị đảo ngược. Quyết định đó dù có đúng đắn đến đâu thì các cầu thủ và ban huấn luyện cũng không dễ dàng chấp nhận. Ngay cả khi tôi mắc sai lầm, áp lực thực sự rất nặng nề. Tôi có hai cô con gái và tôi chữa lành bằng cách nhìn chúng".

Xem thông tin về AFF Cup 2024

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022