Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) là cuộc thi nhan sắc do doanh nhân Thái Lan Nawat Itsaragrisil sáng lập, hướng tới thông điệp "Chấm dứt chiến tranh và bạo lực". Từ khi tổ chức vào năm 2013 đến nay, cuộc thi luôn được đầu tư hoành tráng, thu hút lượng thí sinh lớn tham gia nhưng ồn ào cũng ngày càng nhiều. Miss Grand International 2024 được coi là mùa giải bất ổn nhất trong lịch sử với nhiều xung đột, tranh cãi và bị ví như "cái chợ", "cooking show".

Dừng đăng cai ở Campuchia

Sáng sớm 7/10, khi cuộc thi mới diễn ra ba ngày ở Campuchia, ban tổ chức bất ngờ thông báo tước quyền đăng cai của Campuchia và chuyển các hoạt động về Thái Lan vì đơn vị chủ nhà không thể cung cấp dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn của tổ chức Miss Grand International (MGI).

Quyết định đột ngột này đã khiến giám đốc quốc gia Miss Grand Campuchia và êkíp tổ chức phẫn nộ. Họ cho biết tổ chức MGI thiếu tôn trọng và sự hợp tác, đồng thời tố cáo chủ tịch Nawat là người độc đoán, liên tục thay đổi các yêu cầu.

Theo các nguồn tin, mâu thuẫn bùng nổ vào tối 6/10 khi các thí sinh được tiếp đón trên một chiếc thuyền du lịch sơ sài để dạo sông. Những hình ảnh lan truyền trên mạng cho thấy chiếc thuyền chỉ có bàn ghế nhựa, vài món ăn đơn giản và thí sinh đứng ngồi với vẻ mặt lo lắng.

hh-MGI-6756-1730178466.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=vZeef57hmKC6MoYevajEYQ

Các thí sinh trên thuyền.

Phía Campuchia sau đó lên tiếng giải thích họ đã chuẩn bị một du thuyền to đẹp với nhiều đồ ăn để tiếp đón hơn 70 thí sinh. Do trời mưa lớn từ chiều, họ phải cất gọn đồ đạc để tránh bị ướt. Khi đến nơi, Nawat thấy mọi thứ chưa được chuẩn bị nên nổi giận đi tìm thuyền khác - một chiếc thuyền cho khách du lịch địa phương chỉ có ghế nhựa, đậu phộng và trứng cút. Phía Campuchia khẳng định những hình ảnh nhếch nhác trên thuyền lan truyền là do chủ tịch tự lựa chọn, không phải lỗi của họ.

Trong khi đó, chủ tịch Nawat đã livestream chỉ trích phía Campuchia tổ chức sự kiện thiếu chuyên nghiệp ngay từ ngày đầu diễn ra cuộc thi như: không bố trí người ra đón thí sinh ở sân bay, tổ chức buổi lễ trao sash sơ sài và trong một số hoạt động thí sinh không được ai hướng dẫn, phải nhờ người dân địa phương tìm giúp quán ăn... Chủ tịch Miss Grand cho biết việc đột ngột đưa thí sinh về Thái Lan gây tổn thất rất lớn nhưng ông vẫn phải dời đi để giữ hình ảnh và danh tiếng thương hiệu đã gây dựng nhiều năm qua.

Khi về Thái Lan và tổ chức buổi họp báo ra mắt thí sinh, chủ tịch Nawat đã chắp tay xin lỗi các thí sinh và toàn thể khán giả theo dõi cuộc thi vì để xảy ra vụ lùm xùm này.

Hàng loạt thí sinh bỏ thi

Ngay khi ông Nawat đưa các thí sinh tới Thái Lan, Miss Grand Campuchia - Sotheary Bee, tuyên bố dừng thi. Người đẹp nói cô đi thi để đại diện cho đất nước, không phải cho cá nhân. "Tôi đã chọn có được trái tim của người dân mình hơn là giành được vương miện đó", Sotheary phát biểu trong cuộc họp báo và cho biết sẽ chọn những cách khác để quảng bá vẻ đẹp, văn hóa đất nước thay vì thông qua cuộc thi này.

462692013-869916051900493-7176-1917-5902-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=F7K3Iik5afE7lSMZW8618g

Miss Grand Campuchia trong cuộc họp báo tuyên bố từ bỏ cuộc thi.

Người đẹp cũng chỉ trích ông Nawat là người gây ra xung đột trong khi thông điệp của cuộc thi là "ngừng chiến tranh và bạo lực". "Đây là mâu thuẫn giữa hai tổ chức, nhưng ông Nawat lại khiến hình ảnh đất nước tôi trở nên không đẹp trong mắt mọi người", Sotheary Bee nói.

Một ngày sau, hoa hậu Costa Rica cũng thông báo bỏ thi do sức khỏe tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng vì thay đổi địa điểm thi. Vài ngày sau, hoa hậu Hong Kong về nước cũng với lý do sức khỏe yếu.

Ngày 19/10, ngay trước đêm thi Trang phục dân tộc, người đẹp Ukraine tuyên bố từ bỏ cuộc thi và trở về nước. "Tôi, Kateryna Bilyk, rất tiếc buộc phải rút lui khỏi Miss Grand International do cuộc thi đã gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của tôi", hoa hậu Ukraine viết.

461253924-953508796796242-5064-1546-9888-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=J16UwRX35FCh9LdNoZn1LQ

Miss Grand Ukraine 2024.

Theo người đẹp này, cô bị ép tham gia các hoạt động từ 8h sáng đến 11h tối hoặc nửa đêm, có ngày từ 3h sáng đến 11h tối, mặc dù sốt 37,5 độ đến 38,2 độ trong suốt 11 ngày. Kateryna Bilyk kể đỉnh điểm, cô sốt tới 38,5 độ, huyết áp cao 151/90 và ngất xỉu nhưng không có bác sĩ tới thăm khám. Kateryna nói ban tổ chức đưa cô uống loại thuốc không xác định, gây nguy cơ dị ứng. Hoa hậu cũng tố cáo các quản lý của cuộc thi đã nhắn tin, gọi điện đe dọa cô cùng các thí sinh khác, đồng thời ép cô trả 2.000 USD nếu bỏ thi.

Phản hồi thông tin này, tổ chức Miss Grand International đưa ra thông báo tước quyền dự thi của Miss Grand Ukraine với lý do cô đã vi phạm một số điều khoản trong hợp đồng.

Thí sinh gây bất bình với hành vi chế nhạo

Vào ngày 11/10, hai thí sinh đến từ Panama và Pakistan đăng tải trên Instagram Story bức ảnh các thí sinh tham gia một hoạt động ở Thái Lan, tuy nhiên gây chú ý vì chế ảnh chú cá sấu đeo sash Campuchia. Hình ảnh này đã gây tranh cãi khắp các diễn đàn. Nhiều khán giả cho rằng hai thí sinh đang chế nhạo hoa hậu Campuchia sau khi cô lên tiếng chỉ trích tổ chức Miss Grand International. Nhiều ý kiến nhận xét cuộc thi mang thông điệp hòa bình nhưng các thí sinh lại có hành động gây chiến.

462698198-532449636390623-7500-5472-7440-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=IlKqZj-nNwzy1mp-RaZuIA

Hoa hậu Panama và Pakistan đăng ảnh chế được cho là xúc phạm hoa hậu Campuchia.

Ngay sau đó, hai nàng hậu đã xóa ảnh và giải thích rằng họ vô tình đăng mà không để ý đây là ảnh chế. Cả hai xin lỗi vì đã chia sẻ bức ảnh có thể gây xúc phạm đến hoa hậu Campuchia và gây tổn thương đến mọi người.

Trước đó, hoa hậu hòa bình Thái Lan, Malin Sae-lim, cũng được cho là có hành động không đẹp khi khóc nức nở ở sân bay lúc từ Campuchia về nước. Cô nói rất hoang mang, sợ hãi vì chỉ được phục vụ món đậu luộc, trứng cút lộn trên thuyền. Ngày sau hôm, hoa hậu hòa bình Campuchia tố Malin Sae-lim diễn kịch sâu trong khi món cút lộn rất phổ biến ở Thái Lan. Khi đi du thuyền ở Thái Lan, Malin Sae-lim tiếp tục bị chê quá lố khi hất mặt khoe chiếc thuyền "siêu to", được cho là hàm ý chê thuyền gỗ ở Campuchia.

462372948-2366925140176362-220-9770-8990-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=n5Qrky7-PDleA3rxfEuUiA

Malin Sae-lim khóc tại sân bay ở Thái Lan.

Á hậu bất mãn sau chung kết

Chung kết diễn ra vào tối 25/10 tại Bangkok với sân khấu và những màn trình diễn dàn dựng mãn nhãn được đánh giá là thành công của MGI năm nay. Tuy nhiên, cuộc thi đã không có cái kết trọn vẹn khi á hậu 2, người đẹp Myanmar Thae Su Nyein, không hài lòng với kết quả và bỏ về. Trong các video khán giả đăng tải, Thae Su Nyein khóc nức nở, được êkíp bế đi trong khi giám đốc quốc gia giận dữ tháo vương miện và sash của cô.

miss-grand-myanmar-khoc-nuc-no-thao-vuong-mien-a-hau-bo-ve-s-1729906408.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=pv_Bmj7Mg5eUfsRS1IJaOw
Miss Grand Myanmar khóc nức nở, tháo vương miện á hậu bỏ về sau chung kết

Á hậu 2 khóc nức nở, bỏ về sau chung kết

Người đẹp Myanmar không tham gia bất kỳ hoạt động nào sau chung kết cùng hoa hậu và các á hậu. Ngày 27/10, cô livestream tuyên bố trả lại vương miện á hậu 2 vì cảm thấy "không nhận được những gì xứng đáng với công sức đã bỏ ra". Cô cũng nghi ngờ kết quả hai phần thi phụ là Trang phục dân tộc và Sức mạnh quốc gia của năm, cho rằng khán giả quê nhà đã bầu chọn trên mọi nền tảng nhưng chiến thắng lại thuộc về Thái Lan và các nước khác.

a2-3748-1729906998-6880-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=ZEFgP7Fv_szx0Kllu97D5g

Miss Grand Myanmar khóc khi nhận danh hiệu á hậu 2.

Giám đốc quốc gia Miss Grand Myanmar cũng tố chủ tịch Nawat, Htoo Ant Lwin, kêu gọi anh bỏ ra 25.000 USD để có giải Miss Popular Vote và bất kỳ thứ gì mong muốn (vương miện) nhưng anh từ chối. Htoo Ant Lwin nói sẽ từ chức giám đốc quốc gia và trả lại vương miện á hậu 2.

Chủ tịch Nawat mở họp báo chiều 27/10 phủ nhận thông tin "bán giải" với số tiền 25.000 USD, khẳng định ông "là người giàu thứ sáu trong làng giải trí Thái Lan". Nawat cũng cho rằng hoa hậu Myanmar quá ảo tưởng giành vương miện trong khi bản thân chỉ có sắc vóc, vẫn còn nhiều non nớt, thụ động. Ngày 28/10, tổ chức MGI ra thông báo tước danh hiệu á hậu 2 của cô.

miss-grand-3400-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=7AHEjYPao0O46IDcS-af_g

Chủ tịch Nawat tước danh hiệu á hậu 2 của người đẹp Myanmar sau khi cô tuyên bố trả lại vương miện.

Vụ việc khép lại nhưng uy tín của cuộc thi bị ảnh hưởng không ít. Lượng người theo dõi tài khoản Instagram của MGI sụt giảm hàng trăm nghìn. Trên các diễn đàn, chương trình bị nhiều anti-fan dán nhãn là "cooking show".

Chủ tịch Nawat, người đã quen với các "drama", lạc quan vào tương lai và thương hiệu MGI. Chủ tịch cho rằng sự cố này, cùng với việc chấm dứt nhượng quyền thương mại tại Campuchia, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cuộc thi. Nawat xác nhận đang xem xét các cơ hội hợp tác mới ở cả hai quốc gia, tuyên bố rằng sẽ luôn có những thí sinh và nhà tổ chức mong muốn đại diện cho quốc gia của họ.

Nawat-1607-1730178467.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=xGULvLLEKHqHwQz3DhPRHQ

Chủ tịch Nawat bên tân hoa hậu Miss Grand International, người đẹp Ấn Độ, Rachel Gupta, và các á hậu.

Kiều Vân

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022