Trong những cuộc tranh chấp, dù chiếm số đông nhưng cư dân thường rơi vào thế yếu bởi thực tế, sau nhiều lần phản đối, không những hai bên không tìm được tiếng nói chung mà thậm chí cư dân còn bị chèn ép nhiều hơn.

xung-dot-17003146721102117392505-1700383799647-17003837999191801375031.jpg
chung-cu-2-1700314672002326713883-1700383801614-17003838019991146016714.jpg

Bị khoá bánh, chặn xe không cho ra vào, bị kéo xe ra khỏi hầm, những cư dân chung cư Artemis ở quận Thanh Xuân đã phải chịu cảnh này nhiều ngày nay khi phản đối giá dịch vụ gửi xe tăng cao. Thậm chí, có những cư dân chấp nhận giá mới mà chủ đầu tư đưa ra nhưng họ vẫn bị cấm để xe vĩnh viễn.

chung-cu-5-1700314926247606927810-1700383803617-17003838037061078440911.jpg

UBND quận Thanh Xuân đã khẳng định giá gửi xe ở chung cư này phải theo quy định không được quá 1,8 triệu đồng đối với ô tô. Tuy nhiên, với những hành vi ngăn cản xe để yêu cầu cư dân phải theo giá cao cho thấy sự coi thường pháp luật của chủ đầu tư.

Theo văn bản cam kết của chủ đầu tư với cư dân đã ký năm 2018, giá gửi xe được giữ nguyên cho đến khi ban quản trị được thành lập. Tuy nhiên đến nay, ban quản trị vẫn chưa được thành lập nhưng đơn vị vận hành đã tăng giá ô tô từ 1,5 lên 2,3 triệu đồng, xe máy tăng gấp đôi là 120.000 đồng. Từ năm 2024, ô tô sẽ là 2.5 triệu đồng.

  • v18-1699781697686-16997816987191861464438-108-117-739-1126-crop-16997818676621564886854.jpg

    Công an Hà Nội vào cuộc xác minh về nhiều vấn đề của chủ đầu tư tòa nhà Artemis

''Mọi người cố gắng tuân thủ theo pháp luật, theo thỏa thuận nhưng chủ đầu tư đã phá bỏ mọi nguyên tắc, mọi thỏa thuận, các quy định ban hành về biểu phí và giá'', anh Nguyễn Ngọc Tuấn, cư dân chung cư Artemis cho hay.

Chị Phùng Thị Thúy Hạnh, cư dân chung cư Artemis bức xúc: ''Chủ đầu tư còn muốn chúng tôi phải khổ sở như thế nào thì chủ đầu tư mới dừng lại những hoạt động gây hấn như thế này''.

Hành động ngăn cản người dân gửi xe đã dẫn tới xung đột ngày càng lớn giữa cư dân và chủ đầu tư. Ức chế một cách bất lực là cảm giác của nhiều cư dân ở đây.

cu-dan-1700310668500431855076-1700383804605-17003838047102035453576.jpg
chung-cu-4-17003148658641710771400-1700383805211-17003838053301100938540.jpg

Trách nhiệm chậm thành lập ban quản trị

Giá gửi xe tăng cao không đúng quy định chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra xung đột. Vấn đề quan trọng nhất ở đây chính là việc chậm trễ thành lập ban quản trị. Đây cũng là tình trạng của không ít chung cư ở Hà Nội.

cc-17003149704161424050043-1700383806209-17003838064781432520162.jpg

Artemis là 1 trong gần 500 chung cư ở Hà Nội chậm trễ thành lập ban quản trị. Ban quản trị chưa được thành lập, nghĩa là chủ đầu tư sẽ tạo được thế độc quyền để không phải công khai, minh bạch các khoản thu - chi trong hoạt động, quản lý nhà ở, khu dịch vụ thương mại.

Theo quy định, sau 1 năm đưa chung cư vào sử dụng phải thành lập ban quản trị, ngoài chủ đầu tư, UBND phường có thẩm quyền tổ chức hội nghị. Việc chây ì thành lập ban quản trị đặt ra vấn đề trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Ông Mạc Đình Minh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: ''Trách nhiệm phải là của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương phải đứng ra đôn đốc thành lập ban quản trị và tổ chức hội nghị chung cư lần đầu cũng như phải xây dựng kế hoạch để kiểm tra và xử lý hoặc đề xuất các cơ quan cấp trên xử lý các vi phạm''.

Có tới gần 33% chung cư ở Hà Nội chưa thành lập được ban quản trị, trong đó có những chung cư chậm trễ hàng chục năm. Điều vô lý là đến nay lại chưa có một chung cư nào bị xử phạt.

Quy định thời gian thành lập có, quy định xử phạt có nhưng lại không thực thi. Hàng loạt lý do được đưa ra để biện minh cho việc chậm thành lập ban quản trị chung cư. Rõ ràng, nếu làm hết trách nhiệm thì chính quyền địa phương không thể ngoài cuộc trước những cuộc xung đột, tranh chấp, thậm chí xô đẩy, cãi cọ kéo dài.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022