Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ cho bạn biết đâu là cách uống nước tốt nhất.
Đau bụng thì uống nước nóng, táo bón thì uống nước ấm, cơ thể nóng trong thì tìm các loại nước mát để tiêu thụ... Từ nhỏ dù chúng ta ốm hay mệt, bố mẹ đều khuyên chúng ta "Không sao đâu, hãy uống nhiều nước hơn".
Đúng vậy, nước từ lâu đã được coi là liều thuốc tốt nhất trên đời. Có quan niệm cho rằng mỗi người cần uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, tuy nhiên mỗi ly nước chứa bao nhiêu ml là phù hợp. Rõ ràng việc uống ít nước là không tốt, nhưng nếu uống nước quá nhiều sẽ khiến cơ thể chúng ta bị tổn thương nhiều hơn.
Uống quá nhiều nước có thể gây hại cho cơ thể thế nào?
1. Ngộ độc nước
Theo tờ Qianjiang Evening News đưa tin, một người đàn ông họ Vương, 50 tuổi ở Ninh Ba (Trung Quốc) đã phát hiện mình bị sỏi thận khi khám sức khỏe. Các bác sĩ cho biết uống nước sẽ hỗ trợ điều trị sỏi. Từ đó, ông Vương uống nước bất cứ khi nào ông rảnh rỗi.
Ông đã uống ít nhất 10 chai nước mỗi ngày, tổng cộng khoảng 5 lít. Nửa tháng sau, ông đột ngột ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu với các dấu hiệu ngộ độc nước.
Theo bác sĩ Hu Xin (bác sĩ trưởng khoa Thận tại Bệnh viện Liên kết 2 của Đại học Nam Xương): Ngộ độc nước không ám chỉ tình trạng ngộ độc do nước bị biến chất hoặc các chất độc hại trong nước mà là muốn nói đến tình trạng hạ natri máu.
Ông Vương uống 5 lít nước lọc mỗi ngày kéo dài suốt nửa tháng, điều này khiến cơ thể mất đi một lượng lớn ion natri. Các triệu chứng bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, tăng huyết áp, buồn ngủ, yếu cơ, chuột rút, mất cảm giác, dạ dày khó chịu, chướng bụng. Trường hợp nặng có thể gây phù não, rối loạn thần kinh, hôn mê hoặc tử vong.
2. Hại lá lách, dạ dày
Hậu quả trực tiếp nhất của việc uống quá nhiều nước là ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày. Lu Zhizheng, một bậc thầy về y học cổ truyền Trung Quốc, từng nói trên các phương tiện truyền thông rằng ông đã từng chứng kiến một bệnh nhân thừa cân, bị huyết áp cao và thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp.
Do huyết áp của bệnh nhân tương đối cao, lo lắng về bệnh tắc nghẽn mạch máu não nên người này quyết định uống nhiều nước để làm loãng nồng độ trong máu. Cuối cùng người này cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Lượng nước dư thừa và hơi ẩm không thể đào thải ra ngoài tích tụ sẽ ảnh hưởng đến chức năng của lá lách và dạ dày.
3. Tổn thương tim và thận
Uống quá nhiều nước sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và gây hại cho tim. Sau khi uống nước với lượng lớn, lượng nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể nhiều hơn lượng nước bạn uống vào. Điều đó cho thấy, việc uống nhiều nước đun sôi chưa chắc đã đóng vai trò bổ sung nước. Ngược lại, các chất điện giải như natri, kali và clorua trong cơ thể bị mất theo nước tiểu. Uống quá nhiều nước đồng nghĩa với việc thận phải lọc nhiều hơn, điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày là tốt nhất?
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hoàng (Bệnh viện Quân Y 110): Câu nói "mỗi người nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày" cũng chưa thực sự chuẩn. Theo bác sĩ, chúng ta phải uống đủ theo công thức, tối thiểu 0,4 lít nước/10kg cân nặng. Ví dụ 1 người 50kg thì sẽ phải uống 2 lít nước mỗi ngày. Hoặc người 60kg thì phải 2,4 lít nước.
Những trường hợp là những người lao động nặng, những người lao động chân tay nhiều mà mất nước nhiều thì lượng nước sẽ phải tăng lên. Nhưng tối thiểu dành cho 1 người, kể cả mùa đông hay mùa hè thì là 0,4 lít nước cho 10kg cân nặng.
Ngoài uống đủ, ta còn phải uống đều. Uống đều là phải uống chủ động, trước khi khát. Cứ 1-2 tiếng thì ta nên uống 1 cốc nước hoặc 1-2 cốc nước nhỏ để bổ sung nước vào cơ thể, tránh trường hợp khát rồi mới uống. Khi cơ thể cảm thấy khát nghĩa là lúc đó cơ thể và tế bào đang thiếu khoảng 20% nước rồi.
Ngoài ra, khi uống nước mọi người nên uống từ từ, không nên uống 1 cách ào ào, uống quá nhiều một lúc.
https://afamily.vn/uong-nuoc-the-nay-co-the-gay-huy-hoai-tim-than-phan-lon-chung-ta-dang-mac-sai-lam-20220830123730447.chn