Trước khi trẻ biết nói thì khóc chính là phương thức giao tiếp duy nhất của con với mẹ. Bé khóc vì nhiều lý do khác nhau như đói, nóng, lạnh, tã ướt, quần áo khó chịu... bé bị căng thẳng về tiêu hóa hoặc căng thẳng về tinh thần… Thế nhưng có không ít người mẹ từng thừa nhận bản thân bị stress, trầm cảm vì tiếng khóc đêm của con.

Thúy Diễm: Mệt mỏi, kiệt sức vì con khóc đêm...

Vợ chồng nam nữ diễn viên Lương Thế Thành - Thúy Diễm sang tận Mỹ sinh cậu bé Bảo Bảo rồi mới đưa bé về Việt Nam. Tuy nhiên, "sau hơn 2 tháng sinh con, Thúy Diễm không có đêm nào được ngủ thẳng giấc. Có ai mà hốt Bảo Bảo là Thúy Diễm giao ngay", Thúy Diễm tâm sự trong một show truyền hình.

Cũng chính tiếng khóc của con mỗi đêm đã khiến cuộc sống của vợ chồng Thúy Diễm đảo lộn, quá mệt mỏi, stress, phải cầu cứu sự hỗ trợ từ ông bà nội ngoại.

a94i2417-1609307523589809083779-16651898671761274404446-1665214779567-16652147803251207417530.jpg

Gia đình diễn viên Thúy Diễm – Lương Thế Thành

Nữ diễn viên cho hay, con khóc mỗi đêm là cực hình đối với cô và Lương Thế Thành vì "2 vợ chồng tối ngủ, ông nhỏ nằm kế bên. Đến lúc nó khóc, vợ chồng cứ khều nhau: Em à, con khóc kìa. Thúy Diễm lại khều kêu: Anh à, con khóc. Chăm con cực khổ kinh khủng. Bây giờ mà nói ra thì không biết nói sao cho hết. Con đụng chút là khóc, vợ mệt quá cứ bảo tôi ra nói chuyện với con. Tôi cũng ngu, ra nói chuyện thật, mà cứ hết nói là con lại khóc", Lương Thế Thành – Thúy Diễm tiết lộ.

Mai Bảo Ngọc: Thức trắng đêm nghe con khóc, muốn ném con xuống giường vì stress

Mai Bảo Ngọc sinh năm 1991 và ông xã Võ Thanh Hòa đón con gái đầu lòng năm 2017. Ít người biết bà mẹ đã có những tháng ngày ám ảnh với tiếng khóc của con. Mai Bảo Ngọc cho biết, nhiều lúc, cô bất lực vì con khóc nhiều quá, dỗ sao cũng không nín. Nhất là khoảng thời gian 11h đêm hôm trước đến 6-7h sáng hôm sau, con gái Bảo Ngọc dường như thức trắng.

00-16651899381421586716610-1665214784506-1665214784584226025780.jpg

Gia đình Mai Bảo Ngọc – Võ Thanh Hòa

Có những lúc để con cảm thấy cay mắt mà phải ngủ, Bảo Ngọc đã bế con đứng trước gió quạt lớn. Nhưng cuối cùng mẹ buồn ngủ thì con lại không. Phải 5 phút sau đó, cô mới nhận ra làm vậy có thể khiến em bé bị lạnh hoặc khó thở và xót con vô cùng.

1-16651899799331695571599-1665214787352-166521478743289730467.jpg

Con gái của Mai Bảo Ngọc hiện giờ đã khôn lớn, đáng yêu

Đỉnh điểm, Mai Bảo Ngọc thừa nhận cô từng có lúc muốn ném con. "Giai đoạn đó, em không nghĩ đến tự tử nhưng em muốn tách con khỏi mình. Một lần, em dỗ mãi con cũng không chịu ngủ. Em đã quát mắng con bé và tính ném nó xuống giường. Đúng lúc ấy, anh Hòa tỉnh dậy, đưa tay đỡ lấy con. Khoảnh khắc gần như ném con xuống, em kịp tỉnh táo lại, đặt con nằm xuống giường và bỏ ra ngoài".

Mẹ đẻ của nữ TikToker, YouTuber Cao Hoàng Mẫn không dám để cô trông con một mình

Một câu chuyện nữa là chuyện của Cao Hoàng Mẫn – một youtuber, tiktoker, với hơn 2,6 triệu lượt theo dõi. Mẫn cho biết, khoảng thời gian sau sinh một tháng đầu, cô bị stress, trầm cảm sau sinh: "Có những lúc khi nghe con khóc, em không kiểm soát được mình, chỉ muốn quăng con xuống cầu thang. Mẹ đẻ của em lo sợ điều không hay xảy ra đã luôn nhận phần trông cháu cả ngày lẫn đêm".

anh-2-me-bim-sua-1495-16651900599081024562991-1665214789593-1665214789666974943048.png

Tick Tocker -You Tube Cao Hoàng Mẫn chia sẻ trong chương trình "Chat với mẹ bỉm sữa"

Con khóc đêm ảnh hưởng như thế nào tới cả mẹ và con?

Việc con quấy khóc đêm khiến Thúy Diễm hay bé nhà Mai Bảo Ngọc cảm thấy stress và mệt mỏi không phải là tình trạng hiếm xảy ra. Các nghiên cứu về giấc ngủ ở trẻ sơ sinh cho thấy quấy khóc đêm, ngủ không sâu giấc xảy ra phổ biến ở 20 -30% trẻ nhỏ.

Về phương diện sức khỏe , Ts.Bs Trần Thị Hồng Thu – BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội) cho biết: Có đến 122 nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tình trạng con quấy khóc đêm có liên hệ mật thiết với tình trạng trầm cảm của người mẹ. Nhiều bà mẹ không được ngủ đủ giấc, thức đêm kéo dài vì con quấy khóc khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, rối loạn tâm trạng, trầm cảm.

Đối với trẻ em, giấc ngủ đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển tinh thần và thể chất. Trung bình mỗi trẻ sơ sinh ngủ từ 10 đến 21 giờ mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe và sự tăng trưởng. Mỗi độ tuổi lại có một nhu cầu ngủ khác nhau. Trẻ từ 0-3 tháng tuổi cần ngủ 17 tiếng/ngày, trẻ từ 4-11 tháng tuổi cần ngủ 12-15 tiếng/ngày, trẻ từ 1-2 tuổi cần ngủ 11 – 14 tiếng/ngày, trẻ từ 3-5 tuổi cần ngủ từ 10-13 tiếng/ngày và trẻ từ 6-18 tuổi cần ngủ 8-11 tiếng/ngày.

Nếu giấc ngủ không đủ cả về thời lượng và chất lượng, trẻ có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ chậm phát triển chiều cao, làm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và ảnh hưởng đến chỉ số IQ, hệ miễn dịch, tinh thần của trẻ nhỏ.

Bố mẹ nên làm gì khi con khóc đêm? Và khi nào cần mang trẻ đi khám?

Theo Theo Bs. Châu Tố Uyên, trước tiên ba mẹ cần tập thói quen ngủ cho trẻ, dạy bé phân biệt ngày và đêm. Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, mở rèm cửa. Khi về đêm cần giữ phòng tối và yên tĩnh.

Đồng thời xem các nhu cầu cơ bản của trẻ đã được đáp ứng chưa? Trẻ ăn no chưa? Tã bỉm có bị ướt không, không gian có yên tĩnh không, ánh sáng có chói quá không?....

Để trẻ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, mẹ nên tập trung giải quyết hai nguyên nhân bên trong khiến con quấy khóc đêm là căng thẳng về tinh thần và căng thẳng về tiêu hoá. Nên cho bé nghe nhạc thư giãn, massage cho bé hoặc có thể dùng một số loại thực vật giúp bé ngủ ngon như: lá tía tô đất, hoa đoạn lá bạc, hoa lạc tiên tây giúp cho trẻ an dịu tiêu hóa và tinh thần, ngủ ngon giấc hơn.

Trẻ được cho là quấy khóc không bình thường khi khóc nhiều hơn 3h mỗi ngày, hơn 3 ngày trong tuần và kéo dài hơn 1 tuần. Nếu thấy trẻ quấy khóc nhiều và kèm theo các biểu hiện bất thường như tím tái, khó thở…, gia đình nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ, kiểm tra sức khỏe cho trẻ.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022