Theo ghi nhận của chúng tôi, sáng 25/1 (tức mùng 4 Tết Nguyên đán) nhiều con ngõ dọc theo hai bên sông nhánh, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, nước dâng cao, có nơi ngập đến trên 50cm.

dsc4275-1674621920525646717566-1674636234986-1674636235047469517968.jpg

Người dân mặt phố thoải mái sử dụng nước sông mà không cần đến những bậc lên xuống

Đáng chú ý, nhiều gia đình sáng nay khi thức dậy thì phát hiện nước tràn vào nhà khiến nhiều bàn ghế và tài sản bị ngập.

dsc4291-1674621920826371212962-1674636237822-16746362378871712874024.jpgdsc4288-16746219207301012712582-1674636239708-1674636239778289745201.jpgdsc4294-16746219208562142338652-1674636242148-16746362422251385642585.jpg
dsc4279-16746219206741721545274-1674636244116-16746362441861434886520.jpgdsc4289-16746219208041850555100-1674636245996-16746362460632022552076.jpg
Các con ngõ và đường giao thông bị ngập

Nhiều người dân cho hay, trong năm thi thoảng cũng có đợt nước sông dâng cao, tuy nhiên năm nay đúng dịp Tết Nguyên đán, cảnh tượng này thường chỉ diễn ra cách đây vài chục năm khi mùa mưa lớn, giao thông chưa được nâng cấp.

Về nguyên nhân, nhiều người cho rằng, những năm gần đây đô thị hóa, đồng ruộng bị san lấp để xây dựng, không còn khoảng trống để thoát nước, trong khi đó nhiều con sông nhánh bị thu hẹp.

dsc4305-16746219209371017152272-1674636248715-1674636248789855892446.jpg
dsc4300-1674621920885711148636-1674636250483-1674636250770475007426.jpgdsc4303-167462192092832117860-1674636252412-1674636252482853994101.jpg
dsc4283-1674621920713754231290-1674636254228-16746362543361729999174.jpgdsc4295-1674621920871983947401-1674636256076-16746362561532130116261.jpg
Nhiều nhà bị nước ngập vào tận bên trong
dsc4278-16746219206571717227521-1674636257666-1674636257732830154245.jpg

Vào trong ngõ phải dùng đôi dép này

Hệ thống sông ngòi dày đặc

Theo giới thiệu trên trang thông tin điện tử huyện Kim Sơn, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Kim Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao thấp dần ra phía biển, nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 0,9 - 1,2m. Diện tích đất đai của huyện Kim Sơn được chia làm hai vùng rõ rệt, đó là vùng đồng bằng và vùng ven biển.

Kim Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1.900mm, lượng bốc hơi trung bình/năm là 22mm, lượng mưa lớn nhất 457,5mm, trung bình 270mm.

Nhiệt độ trung bình/năm là 23,40C (nhiệt độ cao nhất là 41,10C, thấp nhất 2,40C). Độ ẩm không khí trung bình là 86% (độ ẩm cao nhất là 91%, thấp nhất là 61%). Tốc độ gió lớn nhất là 4m/s, trung bình là 3,5m/s. Bão thường đổ bộ vào Kim Sơn từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, bão mạnh nhất cấp 11 - 12.

Vùng biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, biên độ trung bình 1,4m, lớn nhất có thể đạt 2m - 2,5m.

Trong tháng có 2 kỳ nước lớn, mỗi kỳ 14 ngày với biên độ 1,5m - 2,2m. Trong thời kỳ nước cường đỉnh nhật triều trội hơn, mỗi ngày xuất hiện một đỉnh và một chân triều, tuy nhiên thời gian lên xuống và thời điểm xuất hiện đỉnh và chân triều không ổn định.

Kim Sơn có hệ thống sông ngòi dày đặc, có 3 sông lớn: Sông Đáy nằm phía Đông Nam huyện, chảy vào huyện Kim Sơn bắt đầu từ xã Xuân Thiện và đổ ra biển Đông ở cửa Đáy và sông Đáy là ranh giới giữa huyện Kim Sơn và huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định với chiều rộng 200m; sông Càn nằm phía Nam huyện Kim Sơn, từ Yên Mô chảy vào huyện Kim Sơn bắt đầu từ xã Lai Thành chảy qua các xã Định Hoá, Văn Hải, Kim Mỹ, Kim Hải và đổ ra biển Đông ở cửa Càn với chiều dài 9,3km.

Cùng với sông Đáy tạo nên lượng lắng đọng phù sa rất lớn cho vùng đất Kim Sơn, góp phần vào quá trình bồi tụ lấn ra biển Đông; sông Vạc bắt đầu từ huyện Hoa Lư chảy qua các huyện Yên Mô, Yên Khánh chảy vào huyện Kim Sơn, bắt đầu từ xã Yên Mật (thường gọi là sông Trì Chính) chảy vào sông Đáy, qua cửa Đài Giang hay còn gọi là Kim Đài đổ ra biển Đông.

Ngoài ra, còn có các con sông rất quan trọng khác như: Sông Yêm bắt đầu chảy từ sông Vạc (Yên Mô) chảy vào sông Cà Mâu với chiều dài 4,5km; sông Ân chảy vắt ngang qua huyện Kim Sơn, bắt đầu từ xã Xuân Thiện qua các xã Chính Tâm, Kim Định, Hùng Tiến và chảy song song với quốc lộ 10 qua thị trấn Phát Diệm đến Lai Thành gặp sông Càn ở phía Tây. Đây là con sông được đào vào thời kỳ đầu thành lập huyện (1829).

Với tầm nhìn chiến lược từ con sông này, nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ đã cho làm hệ thống các sông nhánh, bình quân 250m-400m lại có một sông, đây cũng là ranh giới giữa xã, thôn tạo nên đồng đất Kim Sơn theo lối chữ "tỉnh". 

Tổng chiều dài các con sông lớn, sông nhỏ tới hơn 100km và các con sông này đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Với hệ thống sông ngòi dọc ngang, tạo thuận lợi và rất quan trọng cho việc phục vụ thủy lợi, sản xuất và giao thông.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022