Nhiều nghiên cứu thể hiện trẻ em có thiên hướng yêu thích động vật, đặc biệt là chó con, mèo con. Song không phải đứa trẻ nào cũng như vậy. Trên thực tế, đã có không ít chuyện trẻ em hành hung chó mèo. Hành động tiêu cực này có thể không xuất phát từ sự cố ý, nhưng hậu quả sâu xa thật sự quá khó lường.

Một đứa trẻ có hành vi tàn bạo, có liên quan mật thiết đến cách giáo dục của gia đình và môi trường xung quanh.

loi-ich-khi-cho-tre-tu-ky-choi-voi-pthu-cung-1674730391884116985542-1674734270438-16747342714532139513845.jpg

Cũng giống như câu chuyện của cô gái với tên tài khoản @Bình minh trên Zhihu (nền tảng hỏi đáp và tâm sự):

Nhà tôi có chuyện vui nên bố mẹ quyết định tổ chức bữa tiệc lớn chiêu đãi gia đình, mời cả cô dì chú bác sống cùng thành phố. 

Họ hàng đến chơi thì đương nhiên không thể vắng bóng trẻ con. Hôm tổ chức tiệc, nhà tôi có thêm 3 đứa nhóc (2 đứa con dì và 1 đứa con cậu). 

  • avatar1674712243754-1674712244850672847536.jpeg

    Học cách chuyển hóa cảm giác ghen tị, đố kỵ thành động lực phấn đấu

Chuyện sẽ không có gì nếu 3 đứa nhỏ này không làm một chuyện khiến tôi vừa sợ vừa giận dữ. Chúng đã ném chó con 1 tháng tuổi của tôi vào thùng nước đầy tràn rồi đậy nắp lại. Chó con có thể đã không qua khỏi nếu tôi không nghe tiếng động trong thùng nước phát ra. Càng đáng sợ hơn là 3 đứa trẻ còn đứng vây quanh hoan hô như vừa lập công lớn.

Bố mẹ chúng biết được chuyện này đã dửng dưng như chưa có chuyện gì xảy ra. Thậm chí họ còn nói rằng: “Không có con này thì nuôi con khác, chỉ là con chó thôi mà, để bọn trẻ chơi một chút cũng có sao đâu”. 

Tôi đương nhiên không thể cho qua chuyện này. Cuối cùng có lẽ vì thấy tôi làm lớn chuyện nên cậu và dì đã bắt lũ trẻ phải khoanh tay xin lỗi tôi trước mặt mọi người.

Bản thân tôi luôn nghĩ rằng chó mèo là người bạn đồng hành cùng chúng ta. Có thể lũ trẻ không ý thức được hành vi của chúng, nhưng quan trọng là phải làm sao dạy cho chúng hiểu cái gì đúng và cái gì sai. Nếu không mầm mống của sự tàn bạo này sẽ lớn dần theo thời gian và chúng sẽ làm ra những chuyện kinh khủng hơn khi trưởng thành.

Chia sẻ của bà mẹ hai con với tên tài khoản @Anh Tứ lại là câu chuyện hoàn toàn khác:

Tôi là bà mẹ hai con, mặc dù từ nhỏ lớn lên ở thành phố công nghiệp, không thể tiếp xúc môi trường hòa hợp với thiên nhiên, nhưng tình yêu dành cho động vật không hề thua kém bất cứ ai. 

Ngay từ nhỏ, mẹ khá là mệt mỏi khi tôi hết lần này đến lần khác, khóc lóc ôm mèo hoang về nhà, bắt mẹ phải gật đầu đồng ý cho phép tôi nuôi chúng.

Bây giờ ngoảnh đầu ngẫm lại, tôi cảm thấy bản thân là đứa không hiểu chuyện, từ nhỏ đến lớn chỉ nghĩ đến cảm xúc của mình. Song tôi cảm thấy thật may mắn khi mẹ đã dung túng cho tình yêu dành cho động vật của tôi.

Hiện tại, hai đứa nhỏ nhà tôi cũng rất yêu thương động vật, đặc biệt là chó mèo. Sách vở nói rằng trẻ em thường thích thú cưng, nhưng tôi nghĩ yếu tố tác động mạnh nhất vào cách suy nghĩ của bọn trẻ là môi trường xung quanh. May mắn là gia đình tôi đều rất có thiện cảm với động vật, bản thân tôi cũng thường dẫn con đến sở thú để chúng khám phá nhiều con vật khác nhau.

Năm ngoái, con mèo nhà tôi qua đời vì quá già. Hai đứa nhỏ khóc rất nhiều, đến nay, mỗi lần nhìn vào bức ảnh chụp chung với mèo, bọn trẻ cứ chạy đến nói với tôi: "Mẹ ơi, con nhớ mèo". 

Tôi đã bảo con rằng mèo lớn tuổi và ra đi là chuyện bình thường, cũng giống như con người chúng ta vậy. Tôi cho con hiểu thế nào là sự mất mát, để bọn trẻ trân quý những thứ ở hiện tại hơn.

adorable-33444141280-1024x683-16747303918852020292903-1674734273505-16747342736871497398219.jpg

Nuôi dưỡng cho trẻ em lòng yêu thương và bao dung, cách đơn giản nhất là dạy chúng cách yêu thương động vật.

1.  Cho trẻ nuôi cá vàng, gà con hay chó con, hãy dạy cho chúng cách quan sát nhiều hơn, bao gồm cách chơi đùa và cho thú cưng ăn.

2. Tập cho trẻ cách bầu bạn. Yêu thương là sự lâu dài, chứ không phải “sáng nắng chiều mưa”, hứng lên thì nằng nặc đòi mẹ mua chó con về nuôi, mất hứng thì không màng quan tâm. Nếu trẻ thật sự thích nuôi thú cưng, trước khi mua về, hãy nói với trẻ rằng chúng phải hứa sẽ bầu bạn và chăm sóc, không thể như một cơn gió, chơi vài ngày rồi chán, không bao giờ tiếp xúc nữa.

3. Dẫn con đến sở thú nhiều hơn. Động vật nuôi ở nhà dù sao cũng có giới hạn, nếu có điều kiện, hãy đưa con trẻ đến sở thú để tìm hiểu thêm về động vật càng sớm càng tốt, để chúng biết cách trân quý và yêu thương.

4. Trẻ em có thể làm tổn thương thú cưng trong lúc chơi đùa. Với tình huống này, bố mẹ không nên la mắng hay tác động vật lý, vì trẻ sẽ không thể hiểu được sai lầm của mình, ngược lại càng trút giận bằng sự bạo lực. Bố mẹ nên kiên nhẫn hơn trong việc làm công tác tư tưởng cho con cái, để chúng biết cách làm bạn với động vật.

Nguồn: Zhihu

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022