Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ. Vắc-xin có tác dụng làm giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng thời gian nhé.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của con, có một số lưu ý mà bố mẹ cần nhớ:
1. Trước khi đưa con đi tiêm
Trước lúc đưa bé đến cơ sở thăm khám và thực hiện tiêm chủng, bố mẹ không nên cho con ăn uống quá no. Chỉ cho bé ăn, uống vừa đủ.
Bố mẹ nên tắm cho trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Bên cạnh đó, mẹ đừng quên mang theo đầy đủ giấy tờ, hồ sơ, đặc biệt đừng quên sổ tiêm chủng để bác sĩ theo dõi lịch trình tiêm của con nhé.
Trước khi tiêm, cha mẹ sẽ được nghe bác sĩ tư vấn về các mũi tiêm chủng, tình trạng bệnh của con, nên và không nên tiêm những mũi nào.
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt… mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
2. Sau khi tiêm cho con
Sau khi tiêm xong, hãy ở lại theo dõi 30 phút để đề phòng trẻ bị sốc phản vệ. Nếu có biểu hiện bất thường, cha mẹ hãy báo ngay cho y tá, bác sĩ và những người có mặt ở gần đó. Thông thường, trẻ sẽ không gặp biến chứng sau tiêm, tuy nhiên với một số trẻ đặc biệt thì cha mẹ cần cẩn thận.
Về nhà, cha mẹ theo dõi xem trẻ có biểu hiện gì bất thường không. Vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất. Nếu sốt trên 38 độ thì nên đưa trẻ đi bệnh viện.
3. Trường hợp nào không nên tiêm phòng cho trẻ
Với các em bé sinh non, cân nặng dưới 2,5kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm vắc xin phòng lao. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Cha mẹ hãy đợi con đủ 4kg trở lên, sau đó hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng cho bé. Với trẻ sinh non, cũng sẽ có sự khác biệt trong việc lựa chọn mũi tiêm nên cha mẹ cẩn thận nhé.
Một số trường hợp khác trẻ cũng không nên tiêm phòng, đó là: trẻ đang mắc bệnh cấp tính, thường biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, ho, sổ mũi, tiêu chảy hoặc mắc bệnh liên quan đến sổ mũi, miễn dịch…
4. Liều lượng tiêm cho trẻ
Hai loại vắc xin sống (bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…) không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần).
Nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên, trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng… Tất nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
5. Phản ứng sau khi tiêm thường gặp
Sau khi thực hiện tiêm chủng, trẻ có thể gặp phải một số biểu hiện như sốt nhẹ, vết tiêm bị sưng hoặc đau. Một số trẻ có biểu hiện dị ứng.
Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não… Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
6. Khi nào phải đưa trẻ đến bệnh viện?
Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường dưới đây thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám:
- Trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày.
- Co giật, chân tay lạnh.
- Tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường.
- Bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm.
7. Một số chú ý khác
Khi tiêm phòng trong những ngày lạnh, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể trẻ. Tránh việc để khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Sau khi con vừa tiêm xong, hạn chế động vào vết tiêm, không chà xát hay bôi bất cứ thứ gì lên vết tiêm của con.
Tốt nhất là bố mẹ nên dành thời gian quan sát, theo dõi con từ 24-72 giờ tiếp theo để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ của con.