Trần Chú, bác sĩ khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán (Thượng Hải), đã chia sẻ câu chuyện đến hỗ trợ y tế cho thành phố Vũ Hán trong cuộc phỏng vấn với phóng viên CCTV. Trong hơn một tháng vừa qua, ông đã trải qua thời gian căng thẳng và lo âu kéo dài: “Khi vừa đến nơi là phải lao vào chiến đấu ngay lập tức, cảm giác y như đi đánh trận vậy, lửa đạn ngập trời”.

Ông chia sẻ, mấy ngày đầu, ông không thể ngủ được và đêm khuya thường giật mình tỉnh giấc. “Tỉnh giấc giữa khuya vì ác mộng. Trong mơ xuất hiện một y tá to lớn như một con gấu trắng đeo khẩu trang, nhưng không phải khẩu trang N95 chuyên dụng. Đây là một điều rất nguy hiểm, sẽ bị lây nhiễm. Lúc đó tôi tỉnh giấc ngay, nằm xuống lại không ngủ thêm được nữa”.

Bác sĩ Trần Chú cho biết: “Nếu nói nhân viên y tế không sợ gì khi bước vào phòng bệnh, đó là nói dối. Ai ai cũng sợ cả. Khi không gặp bệnh nhân thì sẽ tưởng tượng họ là nguồn lây nhiễm, nghĩ đến việc sẽ bị nhiễm bệnh thì sẽ như thế nào. Đến lúc đi thăm bệnh lại cảm thấy đối phương thiếu may mắn, rất cần sự chăm sóc. Lúc này sẽ có những suy nghĩ khác”.

Một tháng sau, với tần suất làm việc liên tục, thời gian nghỉ ngơi chỉ từ 4 đến 6 giờ mỗi ngày, đội ngũ y tế tuyến đầu đã biết rõ cách bảo vệ bản thân và họ không còn sợ căn bệnh này nữa.

screenshot32-15842809285861152125199.png

Bác sĩ Trần Chú.

- Người bệnh: Tôi thật sự không nghĩ là bệnh tình của mình lại phức tạp như thế này. Hai ngày gần đây rất nhớ nhà.

- Bác sĩ: Nhớ nhà là chuyện bình thường mà. Trong thời gian cách ly, chúng ta ai ở đây cũng đều nhớ nhà.

- Người bệnh: Tôi không về nhà hơn 40 ngày rồi, ở đây 31 ngày. Đến giờ cũng không thể hiểu tại sao mình lại mắc bệnh, không thể nghĩ được là mình thật sự xui xẻo đến thế.

Đây là cuộc nói chuyện giữa một bệnh nhân và Đinh Lệ Quân, một chuyên gia tâm lý đến từ Trung tâm sức khỏe tâm thần Thành phố Hạ Môn. Đối với nhiều bệnh nhân, họ sẽ gặp nhiều vấn đề tâm lý khác nhau sau khi nhập viện. Ủy Ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia từng nhắc rõ: Bệnh nhận sẽ xuất hiện cảm giác lo lắng và sợ hãi, cần phải tăng cường công tác tư vấn tâm lý cho họ. 

Chuyên gia tâm lý Đinh Lệ Quân cho biết, COVID-19 là một sự kiện y tế lớn, gây ra cú sốc tâm lý cho nhiều người và tất cả những ai liên quan sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng về mặt tâm lý. Thông thường, khi một người bệnh nhập viện, có các y bác sĩ điều trị thì người này sẽ có cảm giác yên tâm hơn. Tuy nhiên tình hình thực tế thì phức tạp hơn nhiều.

screenshot33-1584280928460458208203.png

Chuyên gia tâm lý Đinh Lệ Quân.

Có 12 nhân viên chuyên khoa Thần kinh từ Trung tâm sức khỏe tâm thần Thành phố Hạ Môn đến hỗ trợ tỉnh Hồ Bắc. Họ sẽ bố trí mỗi ngày một nhân viên trực tại phòng cách ly, hỗ trợ tâm lý khi cần thiết.

Trưởng khoa Tiêu Hóa Bệnh viện Đồng Tế kể lại câu chuyện của một đôi vợ chồng lớn tuổi không may mắc phải COVID-19. Cả hai nhất quyết phải vào cùng một phòng bệnh, người vợ có vẻ rất căng thẳng, mỗi khi y bác sĩ làm gì bà cũng sẽ hỏi: “Cô cậu đang làm gì đấy? Đừng chạm vào tôi, đừng sờ vào người tôi!”. Bà ấy sợ các y bác sĩ truyền thêm bệnh cho bà ấy. 

Trước trường hợp này, chuyên gia tâm lý Đinh Lệ Quân giải thích, đây là một hiện tượng rất phổ biến với các bệnh nhân nằm viện. Người đó luôn nghĩ những người khác bệnh nặng hơn sẽ lây cho mình. Để xoa dịu và giảm bớt gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân lớn tuổi, Đinh Lệ Quân đề nghị gắn một tấm bảng “yên tâm” trên tường với nội dung: Trước khi đến thăm bệnh, chúng tôi đã khử trùng tất cả, bà hãy yên tâm ăn ngủ thật tốt, chúng ta sẽ cùng nhau đánh bại bệnh tật.

Vì tính chất lây nhiễm cao, nhiều gia đình gần như các thành viên đều mắc bệnh, đang được điều trị và cách ly. Khi một số bệnh nhân nặng hơn đã chết, người thân phải đối mặt với vấn đề tâm lý và thể chất. 

Chuyên gia Đinh Lệ Quân chia sẻ: "Có một bệnh nhân nằm tại bệnh viện chúng tôi làm việc, người vợ đã mất vì COVID-19 và anh ta rất đau lòng nhưng không thể hiện điều đó. Tuy nhiên, sự tư vấn từ các chuyên gia đều phụ thuộc vào bản thân bệnh nhân. Nếu anh ta nghĩ nói ra sẽ thoải mái hơn thì anh ta sẽ nói. Nếu nghĩ nói ra sẽ càng đau lòng hơn thì hãy để anh ta tự quyết định có chia sẻ hay không. Chúng tôi luôn ở đó, nếu anh ta cần người bầu bạn, chúng tôi sẵn sàng bất cứ lúc nào”.

Nguồn: The Paper, CCTV

web-15831362225271991781680-1584163777528-1584163778678999180446.png

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022