Tỏi là loại gia vị vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài làm thực phẩm, nó còn có giá trị như một loại dược phẩm hữu ích cho sức khỏe. Từ xa xưa, tỏi đã được mệnh danh là một loại kháng sinh tự nhiên, nó có khả năng chữa được một số căn bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt trong những ngày thời tiết chuyển lạnh, các bệnh về hô hấp gia tăng thì các bài thuốc từ tỏi lại càng phát huy tác dụng.

photo-1667565179216-16675651793821575034052.jpeg

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2…, kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun. 

Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu.

1. Ăn tỏi sống

Buổi sáng là "thời điểm vàng" để ăn tỏi bởi tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt nhất khi bụng còn đói, các đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, kích thích hoạt động của chúng. Ăn tỏi sống có thể đem lại một số công dụng sau đây:

- Tuổi thọ cao hơn

Tỏi dù không trực tiếp giúp gia tăng tuổi thọ xong nó có thể làm cho huyết áp của chúng ta cân bằng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, từ đó giúp duy trì tuổi thọ cao.

- Làm cho não khỏe mạnh hơn

Tỏi có tác dụng bảo vệ nhất định đối với dây thần kinh não bộ của chúng ta, có tác dụng ngăn ngừa tốt bệnh Alzheimer, phục hồi trí nhớ rất tốt.

photo-1667565193994-1667565194148462383158.gif

- Có thể làm giảm lượng đường trong máu

Một số chất có trong tỏi có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và tác động tốt đến quá trình bài tiết insulin, nhờ đó có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Do đó, nếu lượng đường trong máu cao, bạn có thể ăn một chút tỏi.

- Cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu.

- Giải độc kim loại nặng

Thói quen ăn tỏi mỗi ngày sẽ giúp các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi bảo vệ nội tạng khỏi những tổn thương và thải kim loại nặng. Thói quen ăn 3 tép tỏi sống mỗi ngày có hiệu quả trong việc giảm kim loại nặng trong cơ thể.

2. Ăn tỏi ngâm mật ong vào mùa lạnh

Theo các chuyên gia sức khỏe trên tờ Indiatimes, tỏi mật ong là thực phẩm bổ dưỡng ngang với "thuốc quý". Chúng có thể đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đó là:

- Sự kết hợp giữa mật ong và tỏi có thể làm giảm huyết áp và mức cholesterol xấu trong cơ thể.

- Chúng có thể có lợi trong việc chống lại cảm lạnh và cúm. Do tỏi chính là "kho tàng" chứa các hợp chất lưu huỳnh kháng sinh và kháng nấm như allicin và ajoene, không chỉ bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng mà còn điều trị cảm lạnh và ho thông thường.

- Chúng có thể cải thiện tiêu hóa và điều trị nhiều bệnh liên quan đến tiêu hóa.

- Chúng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn.

- Chúng có thể giải độc cơ thể, làm sạch nội tạng của bạn bằng cách loại bỏ các chất độc.

- Chúng có thể cải thiện sức khỏe của gan.

photo-1667565249670-16675652500811073046238.jpeg

- Tỏi là một chất làm loãng máu tự nhiên, vì vậy nó giúp ổn định huyết áp cao và mức cholesterol.

- Uống mật ong và tỏi khi bụng đói thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để điều trị các trường hợp trào ngược axit và nôn trớ.

- Tỏi mật ong là thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Trong khi tỏi giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất thì mật ong có khả năng kiềm chế cơn đói, từ đó giúp giảm cân một cách hiệu quả.

Lưu ý khi tiêu thụ tỏi mỗi ngày

- Việc ăn tỏi thường xuyên với liều lượng khoảng 1 củ tỏi mỗi ngày vẫn đảm bảo an toàn và rất hiếm khi bị dị ứng. Lượng tỏi được khuyến nghị hàng ngày là từ 1/2-1 củ tỏi mỗi ngày (khoảng 3.000-6.000mcg allicin).

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022