Gia đình 4 người tiết kiệm 11 triệu từ mức lương 21 triệu

Nghe qua thì đây có vẻ là câu chuyện khó tin vì 4 người đang sống ở Hà Nội chi phí đắt đỏ, lại có con nhỏ. Với số tiền 20 triệu, nhiều gia đình 4 người tiêu còn chẳng đủ chứ đừng nói đến tiết kiệm. 

Nhưng hai vợ chồng của Trinh Vũ hiện đang là nhân viên văn phòng sống tại An Khánh, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội thì khác. Với thu nhập này, vợ chồng Trinh vẫn tiết kiệm được mà cuộc sống thoải mái, không phải quá tằn tiện.

Để làm được điều này, vợ chồng Trinh phải quản lý chi tiêu thật nguyên tắc. Cụ thể, chỉ chi tiêu phần còn lại sau tiết kiệm. Tức là sau khi có lương, sẽ chuyển luôn 11 triệu vào tài khoản tiết kiệm còn 9 triệu sẽ phân chia chi tiêu như sau: 

white-simple-creative-quote-facebook-post-16739423004481408208656.png

Bảng chi tiêu của gia đình Trinh Vũ.

Gia đình Trinh tiết kiệm được khá nhiều tiền mua nguyên liệu nấu ăn vì vợ chồng thường chỉ ăn bữa sáng và tối ở nhà, bữa trưa đã được công ty trợ cấp. Bữa sáng thường được nấu bằng mì gạo, xôi, cơm,... thi thoảng cũng làm cả pate để ăn cùng với bánh mỳ và uống cùng với sữa tươi nữa là đủ chất. Nguyên liệu nấu ăn thì Trinh sẽ gửi mẹ tiền và mẹ mua đồ ăn ở quê gửi lên hàng tuần. Còn thiếu gì sẽ ra chợ mua thêm do vợ chồng cùng đi làm cũng về muộn.

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc, nếu vợ chồng Trinh ốm đau, sinh bệnh thì sẽ lấy khoản nào để chi tiêu. Thì ngoài bảo hiểm y tế được công ty đóng thì vợ chồng Trinh còn có gói bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên. Công ty cũng hỗ trợ vợ chồng Trinh khá nhiều. Chồng trinh sẽ đóng 1 phần nhỏ mỗi tháng từ 4 - 500k cho khoản này và đã được khấu trừ luôn vào lương. 

edit-30959269033023059367661486281543904832021937n-1673939909367910828030.png

Ảnh: NVCC.

"Đây là mức chi tiêu cơ bản cố định trong cuốc sống quy chiếu theo lương cố định hàng tháng của hai vợ chồng. Tất nhiên có những nhu cầu khác như: giao lưu bạn bè, ăn hàng, quần áo, mỹ phẩm,.. cái này là nhu cầu thêm vì vậy vợ chồng mình sẽ dùng từ thu nhập các công việc làm thêm để chi trả. 

Thu nhập từ công việc bên ngoài không cố định vì vậy mình chi tiêu và tiết kiệm theo từng khoản cố định để hai vợ chồng tìm cách tạo thu nhập bên ngoài tốt hơn. Bởi mình rất thích câu nói: Thay vì tiết kiệm hãy nghĩ cách tạo thêm thu nhập. Bởi nếu không có áp lực và kế hoạch cụ thể thì bản thân rất dễ bị ỉ lại", Trinh chia sẻ.

Số tiền tiết kiệm được từ việc lên kế hoạch chi tiêu hợp lý, Trinh gửi vào ngân hàng. Bởi cô vợ trẻ cho rằng, hiện tại lãi ngân hàng tới 9,5%/ năm, là mức khá cao và sinh lời an toàn. Trong điều kiện này, Trinh có thể phân chia chút để mua cổ phiếu. Còn khi đã có một số tiền đủ lớn sẽ đi mua mảnh đất nhỏ đầu tư.

Cũng từng nhiều lần vỡ kế hoạch chi tiêu 

edit-29372154432443965792237516404658569258265343n-1673940031005716971525.png

Ảnh: NVCC

Để lập được thói quen và kế hoạch tiết kiệm được như hiện tại vợ chồng Trinh mất khá nhiều thời gian và tất nhiên là khá nhiều tháng chi tiêu bị vỡ kế hoạch. Các lý do chính có thể kể tới là:

- Lười ghi chép chi tiêu

- Bỏ qua các khoản mà bản thân tự cho rằng lặt vặt.

- Phát sinh chi tiêu qua mức đã quy định.

Giải pháp: 

Cuối tháng hai vợ chồng sẽ xem xét lại phần chi tiêu quá mức. Nếu thấy hợp lý thì bỏ qua còn nếu không sẽ cố gắng điều chỉnh lại vào tháng sau.

"Ngày trước chưa có con, vợ chồng mình cũng chi tiêu vô tội vạ. Mỗi tháng toàn thấy âm tiền thôi. Giờ có con rồi nên phải chi tiêu cho hợp lý để tiết kiệm cho các mục tiêu lớn hơn như mua nhà, mua xe, nuôi con ăn học,... Nên giờ muốn chi tiêu gì, vợ chồng mình đều phải xem xét trước để xem có thực sự cần thiết hay không. Ngoài ra vợ chồng mình cũng cố gắng để nhận thêm công việc ngoài để gia tăng thu nhập", Trinh chia sẻ.

Ngoài ra, cô vợ trẻ cũng cố gắng duy trì thói quen ghi chép chi tiêu phát sinh hàng ngày, cố gắng tuân theo các khoản mà bản thân đã đề ra. 

Lời khuyên cho các cặp vợ chồng trẻ: Quan trọng nhất vẫn là có kế hoạch

cach-chi-tieu-tiet-kiem-cho-sinh-vien-1200x675-16739411591351522955734.jpg

Nguồn ảnh: Timo

Theo Trinh thì trong quản lý chi tiêu gia đình, điều quan trọng nhất là có kế hoạch. Khi mà vợ chồng có kế hoạch mục tiêu cụ thể thì sẽ dễ dàng được thực hiện hơn. Bản thân cũng tự biết cách điều chỉnh, không bị chi tiêu cho những khoản lãng phí.

"Nói về chi tiêu thì còn tùy hoàn cảnh điều kiện kinh tế từng gia đình. Nhưng theo quan điểm cá nhân mình đối với vợ chồng trẻ, kinh tế chưa vững chắc, chưa có nhà có xe thì nên tiết kiệm để có thể thực hiện những mục tiêu lớn hơn cũng như có một khoản phòng khi cuộc sống có biến cố xảy ra. 

Ngoài tiết kiệm cũng nên nghĩ cách kiếm thêm thu nhập để có thể nâng cao chất lượng cuộc sống. Còn khi kinh tế gia đình vững chắc thì có thể giảm tiết kiệm và chi tiêu thoải mái hơn. Nó tùy thuộc vào từng giai đoạn trong cuộc sống để điều chỉnh kế hoạch chi tiêu phù hợp", cô vợ trẻ đúc kết. 

Bài viết ghi lại từ chia sẻ của nhân vật

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022