Tống Tống là một bé gái được chẩn đoán dậy thì sớm. "Con gái tôi năm nay lớn nhanh lắm. Một năm rồi con bé đã cao thêm hơn 10cm" - mẹ của Tống Tống đã từng rất vui mừng khi nói vậy. Mãi đến một ngày, khi tắm cho con ở nhà, tình cờ phát hiện ngực con to lên và sờ thấy những cục u nhỏ, mẹ của bé mới nghĩ có thể là biểu hiện của sự phát triển sớm.
Sau khi nhập viện, bác sĩ phát hiện tuổi xương của Tống Tống phát triển hơn các bạn cùng lứa đến 3 tuổi, tức là bằng xương của trẻ 10 tuổi, các nang cũng tăng lên đáng kể. "Theo sự phát triển này, có thể sau này Tống Tống không vượt quá 1m50!", bác sĩ tiếc nuối nói.
Mẹ Tống Tống hiển nhiên không thể chấp nhận được điều này. Tuy nhiên, do thời điểm phát hiện quá muộn và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất nên ngay cả khi đã có biện pháp can thiệp bằng thuốc thì hiệu quả cũng rất hạn chế.
Mẹ của Tống Tống nhớ lại thói quen ăn uống thường ngày của gia đình. Bà không bao giờ cho con ăn đồ chiên rán, thực phẩm hay thức uống bổ sung thì làm sao con gái lại bắt đầu phát triển dậy thì sớm khi mới 7 tuổi?
Hỏi han kỹ lưỡng về cuộc sống hàng ngày của Tống Tống bao gồm: chế độ ăn uống, tập luyện, ngủ nghỉ, môi trường sống..., cuối cùng bác sĩ cũng đã tìm ra "thủ phạm" là do cô bé không bao giờ tắt đèn khi cô ngủ vào ban đêm.
Mẹ của Tống Tống giải thích: "Để rèn luyện khả năng tự lập cho con, cháu đã ngủ giường riêng với bố mẹ từ năm 4 tuổi. Nhưng cháu bé sợ bóng tối nên đã bật đèn ngủ suốt đêm trong suốt 3 năm qua".
Mối liên hệ giữa việc ngủ không có đèn và dậy thì sớm là gì?
Có không ít những cô bé 7 tuổi khác cũng được cha mẹ đưa đến khám vì trong 1 năm qua đã tăng hơn 10cm. Lúc đầu, các bậc cha mẹ rất vui nhưng gần đây, khi nhận thấy con có biểu hiện của sự phát triển sớm thì đã đưa con đến viện kiểm tra. Bác sĩ nói, những bé gái này đều dậy thì sớm, tuổi thật của xương của bằng với trẻ 10 tuổi. Các bé có thể rất khó vượt quá chiều cao 1m50 trong tương lai.
Nhìn chung, dậy thì sớm ở trẻ em có liên quan đến lối sống.
1. Thích ăn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng
Trẻ ăn uống bổ sung dinh dưỡng có nguy cơ cao thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Ăn các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hoặc thực phẩm nhiều năng lượng, chất béo và đạm động vật có xu hướng khiến trẻ trưởng thành sớm hơn.
2. Để đèn ngủ vào ban đêm
Ngủ với đèn vẫn bật vào ban đêm, xem TV trong thời gian dài ban đêm... có thể làm giảm melatonin trong cơ thể. Melatonin có thể ức chế việc giải phóng gonadotropin từ tuyến yên và gây dậy thì sớm.
3. Cho trẻ dùng mỹ phẩm có chứa hormone từ nhỏ
Ngoài các thành phần nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da, các sản phẩm làm đẹp thường chứa một phần estrogen để làm cho da tại chỗ mịn màng và căng bóng, đồng thời có thể được hấp thụ qua da để thúc đẩy sự phát triển của các đặc tính sinh dục phụ của phụ nữ. Nếu cho trẻ dùng các sản phẩm này từ nhỏ có thể dẫn đến dậy thì sớm.
4. Tiếp xúc với chất gây rối loạn nội tiết
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp xúc với chất BPA có nhiều trong chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu... ở trẻ em gái càng cao thì khả năng dậy thì sớm càng lớn. Thể tích buồng trứng, tử cung... cũng tăng nếu thường xuyên tiếp xúc với chất gây rối loạn nội tiết này.
Bên cạnh việc khám chữa bệnh kịp thời, cha mẹ cũng nên chú ý đến con nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Chú ý không cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm, nhiều calo, ăn ít chất bổ, đồ ngọt, thức ăn nhanh, thịt gia cầm có chứa hormone, nên ăn nhiều ngũ cốc và rau tươi.
Có nhiều nguyên nhân gây dậy thì sớm, cần phát hiện và tìm nguyên nhân để kịp thời can thiệp chính xác, không để ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của trẻ.
Có 5 chỉ số chính để đánh giá trẻ dậy thì sớm, cha mẹ nên quan tâm.
1. "Kiểm tra" kinh nguyệt sớm
Chu kì kinh nguyệt đầu tiên ở các bé gái thường xuất hiện vào khoảng 11 hoặc 12 tuổi, nhưng nếu xảy ra sớm hơn trước 8 hoặc 9 tuổi thì có thể được đánh giá là sớm, trẻ dậy thì sớm.
2. Vú "xuất hiện" sớm
Cha mẹ cần phân biệt điều này với tình trạng béo phì của trẻ. Một số trẻ béo phì và có ngực to, cha mẹ lầm tưởng là ngực phát triển sớm. Nên cho trẻ đi khám để được xác định chính xác.
3. Sự phát triển tinh hoàn sớm
Tinh hoàn của các bé trai trước 11 tuổi nhìn chung có kích thước tương đương với quả trứng cút, nếu lớn hơn thì cha mẹ nên chú ý.
Bé gái có kinh lần đầu, mẹ nhất định phải dặn con 3 điều, cách nhận biết liệu có phải con dậy thì sớm không
4. Chiều cao quá nổi bật
Nếu chiều cao của trẻ đặc biệt nổi trội so với trẻ cùng tuổi, thậm chí cao hơn trẻ cùng tuổi trung bình từ nửa cái đầu trở lên thì cha mẹ không nên vội tự hào về sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì đây cũng có thể là dấu hiệu của sự phát dục sớm của trẻ nên tốt nhất hãy đưa con đến bệnh viện để tầm soát tuổi xương càng sớm càng tốt.
5. Đỉnh tăng trưởng đến sớm hơn
Ví dụ, nếu một bé gái đột nhiên có dấu hiệu "tăng trưởng mạnh" trước 9 tuổi và bé trai trước 11 tuổi, thì tốc độ tăng trưởng chiều cao trong vòng 6 tháng đến một năm tới sẽ cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm. ĐIều này có nghĩa là sắp đến đỉnh cao tăng trưởng của trẻ, cũng là một trong những biểu hiện của trẻ dậy thì sớm.
https://afamily.vn/co-nhung-dua-tre-kho-vuot-qua-1m50-vi-day-thi-som-5-chi-so-danh-gia-con-day-thi-som-hay-khong-20220806193031386.chn