Ngày 12/11, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết bệnh nhi 15 tuổi nhập viện vì nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã tử vong sau vài ngày điều trị. Bệnh nhi là 1 trong 2 ca bệnh được phát hiện nhiễm vi khuẩn này tại tỉnh Thanh Hóa. Bệnh nhi tử vong đêm 11/11, trong tình trạng suy đa tạng, hoại tử ruột. Trước đó các bác sĩ đã phẫu thuật nhưng tình trạng của trẻ quá nặng nên không qua khỏi.

Trước đó Bộ Y tế thông tin phát hiện 3 người ở Đắk Lắk và Thanh Hoá mắc khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây hội chứng Whitmore. 

avatar1668259102284-16682591023971301044078.jpg

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), đây là bệnh ít gặp, không gây thành dịch, không lây truyền từ người sang người, thường tiến triển nặng, có tỉ lệ tử vong cao (40%), đặc biệt ở người có bệnh nền. Người sức đề kháng kém như bệnh nhiễm trùng mạn tính, dùng thuốc corticoid kéo dài, tiểu đường, thận, người nghiện rượu,... nếu bị vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei xâm nhập máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết nặng.

Whitmore là bệnh gì?

Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Vi khuẩn whitmore bị gọi với cái tên "ăn thịt người" bởi nó có thể gây viêm, nhiễm khuẩn, áp xe, hoại tử... trên nhiều vùng cơ thể.

whitmore-16682604717621317620610.png

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh whitmore có xu hướng gia tăng cao điểm vào mùa mưa, tập trung từ tháng 7-11.

Bệnh Whitmore có lây không? Những con đường nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây tử vong. Tuy nhiên, bệnh Whitmore không lây truyền từ người sang người. 

Trực khuẩn gây bệnh Whitmore là một loại vi khuẩn Gram âm, có thể tồn tại trong bùn, đất và lây nhiễm bệnh thông qua các vết xước, vết thương ngoài da do sơ ý hoặc tai nạn. Đôi khi vết xây xước quá nhỏ đến nỗi người bệnh không hề lưu tâm đến. 

Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa do hít phải bụi, hơi nước có nhiễm khuẩn hoặc uống nước có nhiễm khuẩn Whitmore.

whitmore-16682608453712118024830.jpg

Các dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh Whitmore?

Tại chỗ xâm nhập, vi khuẩn Whitmore tạo thành các mụn mủ to hoặc nhỏ tùy theo mức độ, đôi khi là một ổ áp-xe lớn, gây tổn thương tại chỗ. Vi khuẩn sau đó theo dòng máu đi đến khắp các cơ quan trong cơ thể nhất là gan, lách, phổi gây nên các ổ áp-xe từ nhỏ đến lớn hoặc có thể liên kết với nhau.

Bệnh cũng có thể gây tổn thương vào phổi - các tổn thương giống như biểu hiện lâm sàng của tụ cầu, bệnh lao nên làm cho các bác sĩ dễ nhầm lẫn về chẩn đoán.

whitmore-1-1668261270294297877660.jpg

Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già cũng rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu.

Phòng ngừa bệnh Whitmore

Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc-xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan.

whitmore-2-16682617499201569655781.jpg

Ở những người có sức đề kháng kém (ví dụ như người đang mắc bệnh nhiễm trùng mạn tính, sử dụng thuốc corticoid kéo dài, bệnh đái tháo đường, bệnh thận hoặc người nghiện rượu, nghiện ma túy...): khi vi khuẩn xâm nhập máu sẽ gây nhiễm khuẩn huyết nặng hơn. Do đó, những người này có nguy cơ cao hơn, cần chú ý phòng bệnh hơn.

Những trường hợp mạn tính: cần kiên trì điều trị.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022