Mới đây tại tỉnh Đồng Tháp, một bác sĩ đã tử vong thương tâm khi đang làm nhiệm vụ ở bệnh viện (BV).
Bác sĩ tử vong ngay trong ca trực, dấu hiệu giống đột quỵ
Cụ thể vào đêm 23/11. bác sĩ Trần Minh Tr. (47 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) trực tại Khoa Gây mê - Hồi sức, BV Quốc Tế Thái Hòa (TP Cao Lãnh).
Thời điểm xảy ra sự việc, các nhân viên trực BV gọi điện thoại nhiều lần nhưng không thấy bác sĩ Tr. nghe máy.
Bệnh viện Quốc tế Thái Hoà (TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Nghi ngờ chuyện chẳng lành, các đồng nghiệp mở cửa phòng trực thì bất ngờ phát hiện bác sĩ Tr. đang có biểu hiện co giật. Lập tức một kip cấp cứu được cử đến ngay.
Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển đến BV Nhân dân 115 (TP.HCM) nhưng tử vong trên đường chuyển viện.
Nguyên nhân chính xác cái chết của bác sĩ Tr. đang được điều tra làm rõ. Tuy nhiên dựa vào các triệu chứng của vị bác sĩ, khả năng đột quỵ được nghĩ đến nhiều.
"Tài tử đẹp nhất Đài Loan" đột tử ở tuổi 35 khi đang quay show, nếu thuộc những nhóm người này bạn cũng nên cẩn thậnĐọc ngay
Đến ngày 27/11, thông tin diễn viên Cao Dĩ Tường đột tử trong quá trình quay show khiến giới hâm mộ điện ảnh bàng hoàng. Nam diễn viên ra đi khi mới 35 tuổi, là một người có tiếng tăm trong làng giải trí Hoa ngữ.
Căn bệnh "mất thời gian là mất não"
Bệnh đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não.
Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và không thể điều khiển các cơ quan khác hoạt động.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam đột quỵ là nguyên nhân đứng thứ 4 gây ra tử vong, chiếm 10-12% tỉ lệ tử vong. 3,65% tỉ lệ bệnh nhân phổ biến là người trên 50 tuổi. Trong đời sống, cứ 6 người thì có 1 người bị đột quỵ.
Một bệnh nhân đột quỵ thoát chết nhờ điều trị bằng tiêu sợi huyết.
Đột quỵ không chỉ nguy hiểm đối với bản thân bệnh nhân mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội.
Một số tác hại khôn lường mà bệnh đột quỵ gây ra có thể kể đến như:
- Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể). Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể.
- Mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững
- Không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác.
- Khó nuốt hoặc nuốt sặc.
- Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế).
- Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạn.
- Trí nhớ, khả năng nhận thức, đánh giá, giải quyết vấn đề bị suy giảm
- Không tự chăm sóc được bản thân, cần có người giúp đỡ, hỗ trợ.
"Mức độ phục hồi của người bệnh hay mức độ trầm trọng của bệnh là do việc não bị tổn thương như thế nào, nhiều hay ít. Điều này lại phụ thuộc rất lớn vào việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ có hiệu quả, kịp thời và đúng cách hay không.
Vì vậy trang bị những kiến thức về bệnh đột quỵ là việc rất cần thiết, cũng như việc kiểm tra sức khỏe và tầm soát nguy cơ đột quỵ" - bác sĩ Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TP.HCM chia sẻ.
TS BS. Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM cho biết, đột quỵ là bệnh tổn thương não bộ do mạch máu bị hư tổn.
Chỉ sau vài giây mạch máu bị tắc nghẽn não không được tưới máu, các tế bào thần kinh sẽ bắt đầu tê liệt. Mỗi phút trôi qua, khoảng 2 triệu tế bào sẽ chết, càng trễ hơn sau 3 giờ tính mạng bệnh nhân bị đe dọa càng cao, nếu không được cứu chữa khẩn cấp và đúng cách sinh mạng bệnh nhân sẽ như ngàn cân treo trên sợi tóc.
Chính vì vậy tất cả mọi người đều phải chạy đua với thời gian để cứu tế bào não, vì "mất thời gian là mất não".
Lời khuyên của bác sĩ
Các bác sĩ khuyến cáo đột quỵ não có thể xảy ra bất ngờ, không có tình huống báo trước, nhưng rất nguy hiểm với người không nhận biết được các dấu hiệu của đột quỵ.
Người dân cần nắm được các kiến thức về đột quỵ, thời gian "vàng" cần phải đưa đến các cơ sở y tế có đơn vị đột quỵ để kịp thời chữa trị, hạn chế tối đa nguy hiểm.
Các dấu hiệu điển hình của đột quỵ gồm:
- Méo miệng: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
- Yếu liệt tay chân: Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể, không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
- Ngôn ngữ bất thường: Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường.