Mùa hè đã tới, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình tăng cao, đặc biệt là những gia đình đang có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể sẽ khiến trẻ nhỏ mắc các bệnh về hô hấp. Nhưng cũng vì lo lắng mà nhiều gia đình chỉ dùng quạt chứ không cho con nằm máy lạnh dù ngoài trời đang rất nóng. Vậy điều này có đúng không?

Chia sẻ về vấn đề trên, bác sĩ CKII. Đặng Thị Kim Huyên - Trưởng khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có những chia sẻ như sau: "Thời tiết nóng nực nên cho bé nằm điều hoà, tuy nhiên phải biết cách sử dụng đúng. Các yếu tố quan trọng là cần chú ý bao gồm:

1. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời. 

2. Không hướng thẳng gió điều hòa vào khu vực của trẻ.

3. Không đưa trẻ ra ngoài phòng điều hòa đột ngột.

4. Vệ sinh điều hoà thường xuyên. 

5. Bảo vệ làn da cho em bé để tránh bị khô".

Cho trẻ sơ sinh nằm điều hoà vào mùa hè cần chú ý gì

1. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời

Bạn nên có một chiếc máy để đo nhiệt độ, độ ẩm trong phòng để đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm trong phòng luôn ở mức an toàn cho trẻ cũng như kịp thời điều chỉnh khi phòng quá lạnh, quá khô. Nhiệt độ trong phòng cho trẻ sơ sinh nên duy trì ở mức 26-28 độ C. Không nên để nhiệt độ lạnh dưới 26 độ C, hạn chế để gió trời, gió quạt, gió điều hòa đến nơi trẻ nằm cũng như đảm bảo cơ thể trẻ luôn khô ráo, không bị thấm ướt bởi mồ hôi hoặc nước tiểu.

2. Không hướng thẳng gió điều hòa vào khu vực của trẻ

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đều có hệ hô hấp vô cùng nhạy cảm. Việc để hơi lạnh của điều hòa thổi trực tiếp vào giường, khu vực nằm của trẻ sẽ khiến hệ hô hấp của bé bị tấn công, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp như: viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, ho...

Chính vì vậy, hãy cố gắng đặt điều hòa không hướng trực tiếp vào giường hoặc điều chỉnh hướng gió của điều hòa không thổi thẳng vào khu vực bé nằm. Bạn hãy lựa chọn chế độ quạt đảo chiều để gió thổi đều khắp phòng, không tập trung thổi thẳng vào một nơi đồng thời chú ý đắp chăn, giữ ấm cơ thể cho trẻ nhỏ bằng cách mặc quần áo dài tay, đi tất, che vùng cổ, bụng.

3. Không đưa trẻ ra ngoài phòng điều hòa đột ngột

Khi cha mẹ đột ngột đưa trẻ ra ngoài phòng máy lạnh, tiếp xúc với sự chênh lệch, thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé và gây ra các bệnh như sốt, cảm cúm, ho… Để đảm bảo an toàn, trước khi đưa trẻ ra ngoài, hãy tắt điều hòa và mở cửa trước đó khoảng 3-5 phút, cho trẻ chơi gần đó để từ từ làm quen với luồng không khí nóng bên ngoài. Khi nhiệt độ phòng thay đổi gần bằng với nhiệt độ bên ngoài thì mới nên đưa trẻ ra ngoài.

20190813040055152371nguyen-tac-dung-dieu-max-800x800-1679547229222741022642.jpg

4. Vệ sinh điều hoà thường xuyên

Khi bật điều hòa đồng nghĩa với việc bạn sẽ cần đóng cửa, không khí sẽ không được lưu thông như khi mở cửa. Nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ căn phòng thường xuyên sẽ rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, tiếp xúc với trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, sau khi sử dụng điều hòa qua đêm, bạn nên mở cửa phòng để không khí được lưu thông, đẩy bớt các vi khuẩn còn lại trong phòng ra ngoài. Không chỉ vậy, cha mẹ cũng nên hút bụi, lau dọn phòng sạch sẽ để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

5. Bảo vệ làn da cho em bé để tránh bị khô

Nên mua sản phẩm tạo ẩm trong phòng điều hòa để cấp ẩm cho phòng, tránh làm khô da bé.

Hãy bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa để đảm bảo không khí trong phòng được lưu thông. Nếu phòng không có quạt thông gió, khi không bật điều hòa cha mẹ nên mở cửa phòng một lúc để không khí trong phòng được lưu động.

Không bật điều hòa liên tục quá 4 tiếng, ba mẹ có thể bật một hai tiếng rồi tắt khoảng 10-15 phút rồi mới bật lại. Khi bé ngủ trong phòng điều hòa, mẹ nên đắp một tấm chăn mỏng lên bụng bé.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022