Theo CNN Money, việc theo dõi sát sao để quản lý tiền bạc của bản thân mình đã đủ khó và luôn là bài toán khó nhằn khiến mỗi chúng ta trăn trở. Song, khi cuộc sống của bạn có thêm 1 người (hoặc nhiều hơn) thì điều này càng trở nên phức tạp - thay vì suy nghĩ sau khi kết hôn, có thêm 1 khoản tiền từ vợ/chồng thì càng sướng.

Ở 1 khía cạnh nào đó, điều này đúng vì 2 người có thể cùng nhau san sẻ nỗi lo "cơm áo gạo tiền". Nhưng để quản lý tài chính của cả 2 sao cho các bạn đạt được mục tiêu đã vạch ra quả thực là điều không hề dễ dàng.

Bạn có thể không nghĩ quá nhiều về việc bỏ ra 2 triệu đồng để mua 1 đôi giày mới, nhưng biết đâu nửa kia của bạn lại coi đó là khoản tiết kiệm không nên sử dụng thì sao? Và chính từ những điều nhỏ nhặt như thế này cũng có thể khiến 2 vợ chồng xảy ra cãi vã không đáng có. Để giải quyết vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem điều bạn nên làm là gì nhé!

cq5damweb12801280-16587449745801014922551.jpeg

Quản lý tiền bạc thế nào cho đúng chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là với các cặp vợ chồng mới về chung 1 nhà. (Ảnh minh hoạ)

1. Nói chuyện rõ ràng với tư cách là 1 cặp vợ chồng

Bước đầu tiên để lập kế hoạch tài chính thành công với tư cách một cặp vợ chồng là bắt đầu nói chuyện. Bạn cần phải hiểu rõ ràng về tình hình tài chính của nhau để lập ngân sách bền vững. Điều đó bao gồm việc 2 bạn cần phải thẳng thắn với nhau về những thứ như: thu nhập, nợ, thói quen chi tiêu, mục tiêu tiết kiệm và điểm tín dụng.

Reyes - Giám đốc tư vấn tài chính cấp cao tại ứng dụng tài chính cá nhân Albert cho biết, những cuộc trò chuyện về tiền bạc này không nên chỉ diễn ra một lần. 2 bạn cần trao đổi thường xuyên bất cứ khi nào có thể và cảm thấy thoải mái để xem xét tình trạng của các mục tiêu trước khi thực hiện bất kỳ sự điều chỉnh nào.

2. Nắm rõ con số cụ thể

Bước đầu tiên để tạo ngân sách là biết số tiền nào đang đến và được chi tiêu như thế nào. Điều đó có nghĩa là theo dõi tất cả chi tiêu của bạn trong vài tháng liên tiếp.

Bạn có thể thực hiện công việc theo cách thủ công bằng việc tạo 1 file excel trên máy tính hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến - tùy theo sở thích và thói quen của bạn.

Theo dõi chi tiêu sẽ cung cấp góc nhìn sâu sắc về thói quen tiêu dùng của mỗi người và xác định được các khoản cần cắt giảm, nếu cần thiết.

meo-theo-doi-chi-tieu-1-1609256938731781076426-1609509428569-16095094311941331535618-16587645597121347011898.jpg

Hãy nhớ cân nhắc các khoản chi dựa trên quan điểm và sự đồng tình của cả 2 bên. (Ảnh minh hoạ)

3. Hợp nhất hoặc không hợp nhất

Có 3 cách tiếp cận phổ biến khi lập ngân sách chung như sau: hợp nhất mọi thứ với nhau và chia sẻ tất cả thu nhập và chi phí; tạo 1 tài khoản chung mà cả 2 người cùng đóng góp cho các khoản chi phí chung, trong khi đó vẫn duy trì các tài khoản riêng biệt. Hoặc cách thứ 3 là giữ mọi thứ riêng biệt và chia đôi các hóa đơn.

Reyes và vợ có 1 tài khoản chung, nơi họ thanh toán các chi phí kết hợp như: khoản vay thế chấp và mua thực phẩm sử dụng cho cả gia đình, đồng thời cũng có các tài khoản riêng.

Reyes nói: “Mặc dù đã là 1 cặp nhưng chúng tôi cũng thích được kiểm soát tài chính cá nhân của mình. Vì nhờ đó, tôi có thể sử dụng tiền cá nhân của mình để bất kì món đồ nào mà tôi thích".

Đối với các cặp vợ chồng quyết định lựa chọn cách như trên thì Jerel Butler, người sáng lập Giải pháp tài chính Millennial khuyên bạn nên sử dụng tiền lương làm đại diện để xác định số tiền đóng góp.

Ví dụ, nếu một người kiếm được 60% tổng thu nhập của hộ gia đình, họ sẽ đóng góp đủ để trang trải phần trăm đó trong tổng số hóa đơn chung hàng tháng.

Còn Sophia Bera, nhà hoạch định tài chính được chứng nhận cho biết, nếu có sự chênh lệch lớn về thu nhập, việc chia đều các khoản chi có thể dẫn đến các vấn đề.

“Nhiều người quyết định chia nhỏ mọi thứ theo tỷ lệ 50-50 và nhận ra vài tháng sau rất dễ xảy ra các vấn đề bất ổn”, cô nói.

4. Có chung mục tiêu

Bạn và đối tác của mình không cần phải có tất cả các mục tiêu tiết kiệm giống nhau. Hai người có thể có những mục tiêu chung (như: mua nhà) và nhiều mục tiêu cá nhân hơn (như quần áo hoặc sở thích riêng).

Song, bạn cần biết rằng, chìa khóa để đạt được những cột mốc quan trọng đó là phải cụ thể: Mục tiêu là gì và bạn có muốn đạt được nó không?

Mary-Charles Nassif, cố vấn tài chính của Edward Jones Financial cho biết: “Có thể có các mục tiêu khác nhau. Nhưng hãy trò chuyện và ghi lại các mục tiêu để đảm bảo thói quen chi tiêu phù hợp với các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn”.

Khi nói đến tiết kiệm cho các mục tiêu chung (chẳng hạn như: đám cưới), Bera đề xuất 2 người nên có một tài khoản ngân hàng với số tiền tiết kiệm chung để sử dụng cho các chi tiêu của cả gia đình.

https://afamily.vn/4-bi-quyet-quan-ly-tien-hieu-qua-danh-cho-cac-cap-vo-chong-moi-cuoi-20220725160044211.chn

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022