"Trẻ con thì biết gì" - đây có lẽ là câu nói gây ám ảnh nhất đến từ các bậc cha mẹ mỗi khi con họ mắc lỗi. Đồng tình rằng trẻ còn nhỏ, chưa phát triển hết về mặt nhận thức nhưng người lớn chúng ta không thể vin vào điều đó để bao che cho lỗi sai của trẻ. Nhiệm vụ của cha mẹ chính là dạy dỗ, chỉ bảo cho trẻ từ "không biết gì" thành "biết gì", ngoan ngoãn và hiểu chuyện. Chẳng hạn như cậu chuyện xảy ra ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) dưới đây.

Một cậu đã cầm nguyên lọ mực viết tạt xuống bên dưới toà chung cư khiến nhiều mảng tường loang lổ, quần áo phơi của mọi người bị lấm lem. Biết chuyện con làm, bố mẹ cậu bé vô cùng tức giận, khiển trách con và có hành động bất ngờ.

Người mẹ đã đưa con trai đến từng nhà ở phía dưới để xin lỗi về hành vi trên. Cô còn xin toàn bộ quần áo bị vấy mực bẩn về giặt lại bằng tay. Cô nói với mọi người rằng, nếu những vết mực bẩn không làm sạch được, cô sẽ mua đồ mới hoặc bồi thường thiệt hại bằng tiền. Còn bố của cậu bé đã bắc giàn giáo để lau chùi, sơn lại toàn bộ chỗ tường loang lổ mực.

photo-5-16751328134041485426057.jpg

Cậu bé nghịch ngợm đổ mực xuống phía dưới chung cư.

photo-4-1675132807062561115781.jpeg

Cậu bé đổ mực từ trên cao xuống khiến quần áo của mọi người bị lấm lem.

Người mẹ chia sẻ: "Khi tôi đi xin lỗi từng nhà, con cũng phải thực hiện theo bằng một thái độ ăn năn. Quần áo của họ được mang về nhà giặt, con cũng phải phụ mẹ giặt bằng tay. Con còn phải đứng dưới trời nắng chang chang để xem bố sơn lại bức tường.

Tôi muốn con nhận ra lỗi sai, mức độ nghiêm trọng của hành vi nghịch ngợm. Con phải thấy việc bố mẹ lao động vất vả để khắc phục lỗi lầm con gây ra. Đây là bài học lớn, tôi nghĩ lần sau con sẽ không dám tái phạm nữa. Đứa trẻ sẽ cẩn trọng trước những việc mình đang làm".

Câu chuyện trên nhanh chóng lan toả rộng rãi trên mạng xã hội. Cư dân mạng đều hết lời khen ngợi cặp vợ chồng. Mọi người cho rằng họ có cách giáo dục đúng đắn, tích cực. Điều này đem đến nhiều lợi ích trong tương lai, giúp con trở thành một người tử tế, dũng cảm, dám nhìn nhận và có trách nhiệm trước lỗi sai của mình.

Trẻ biết cách nhận lỗi và xin lỗi là nền tảng quan trọng để hình thành một người sống có trách nhiệm, biết tôn trọng mọi người xung quanh. Rất nhiều trẻ khi làm ra điều sai trái thường có thói quen đổ lỗi cho người khác. Hành động này là để tìm đến sự an toàn cho bản thân. Tuy nhiên, đây không phải là hành động trẻ nên có bởi chính từ những việc nhỏ sẽ dẫn đến thiếu trách nhiệm khi lớn lên.

Do đó, việc dạy con nhận lỗi và biết cách xin lỗi là điều quan trọng mà bố mẹ cần chỉ dạy. Dưới đây là những bí quyết hay dạy con nhận lỗi và xin lỗi mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng.

1. Luôn khách quan

Khi xảy ra vấn đề, trẻ thường có xu hướng phủ nhận: "Không phải con làm" hay "Bạn A là người làm hỏng",… Lúc này thật khó để người lớn phán đoán ai mới là người mắc lỗi.

photo-3-1675132803095722472646.jpeg

Khi thấy con mắc lỗi, điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm là bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. (Ảnh minh hoạ)

Bố mẹ đừng vội vàng tìm ra nguyên nhân để ép con nói lời xin lỗi. Hãy cùng con ngồi xuống, giải thích rằng việc cãi vã như thế là không đúng. Và hãy để con nhìn nhận lại bản thân. Còn việc lỗi của ai hãy để tự các con tìm hiểu và giải quyết với nhau.

Sự khách quan của bố mẹ sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại, không còn cảm thấy oan ức trong tình huống đó. Sau đó, bố mẹ cần phân xử công tâm, để con thấy "tâm phục, khẩu phục". Vì thế, bố mẹ hãy thận trọng khi là trọng tài trong các cuộc cãi vã hay hành vi sai trái của con.

2. Không ép buộc

Khi con mắc lỗi, hầu hết các bậc phụ huynh đều có cách cư xử chung là ra lệnh cho con: "Hãy xin lỗi ngay đi". Trong tình huống này, một số trẻ sẽ sợ và răm rắp làm theo dù chưa hiểu đúng sai sự việc. Nhưng cũng có không ít trẻ làm lơ bởi câu nói trên như khiêu chiến cái tôi và sự bướng bỉnh trong trẻ. Việc bố mẹ bắt trẻ xin lỗi có thể khiến trẻ làm ngược lại.

Khi thấy con mắc lỗi, việc đầu tiên cần làm là giúp con bình tĩnh và giải thích cho con hiểu việc xin lỗi không phải là hèn nhát. Việc này thể hiện mình là người có lòng tự trọng và có trách nhiệm. Bố mẹ hãy giúp con hiểu rõ được rằng khi gây sai phạm, tốt nhất nên thành thật nói cho bố mẹ biết. Và đây chính là hành động của một đứa trẻ dũng cảm.

photo-2-16751328008931354148610.jpg

Thay vì ép buộc con nhận lỗi, hãy bình tĩnh để con nhìn nhận đúng sai của sự việc. (Ảnh minh hoạ)

3. Khen ngợi khi trẻ nhận lỗi

Khi con nhận lỗi, bố mẹ hãy dành những lời khen ngợi hợp lý về hành động dám nói ra sự thật. Những lời động viên như: "Con thật dũng cảm, biết nhận lỗi như thế là một đứa trẻ ngoan" sẽ giúp con an tâm và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ có thể đưa ra một vài ví dụ về việc người lớn cũng mắc sai lầm và nói thật để sửa chữa mới đáng khen, được tha thứ.

Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào cũng khen ngợi khi trẻ nhận lỗi. Nhưng khi con biết lỗi và có thành ý nói ra sự thật thì vẫn là điều tốt nên làm.

photo-1-16751327966661449391423.png

Bố mẹ hãy khen ngợi trước hành động con dũng cảm dám nhận lỗi sai. (Ảnh minh hoạ)

4. Bố mẹ cũng cần nói xin lỗi con

Bố mẹ thường dạy con khi làm sai hay không vâng lời cần biết nhận lỗi và xin lỗi. Ngay khi người lớn mắc lỗi với những người xung quanh cũng cần nói lời xin lỗi họ. Vậy khi bố mẹ có lỗi với con thì sao?

Một số bố mẹ có suy nghĩ, tại sao bố mẹ lại cần xin lỗi con mình? Nhưng hãy nhớ rằng, xin lỗi cũng là một cách tôn trọng con và dạy con tôn trọng lại. Vì thế, bố mẹ cũng nên nói lời xin lỗi con nếu làm điều gì chưa đúng.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần xác định giới hạn cho các con trong mỗi lần xin lỗi để tránh gây ra tính ích kỷ ở trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cần định hướng cho con phải biết ứng xử như thế nào trước lỗi lầm của người xung quanh.

Nguoi-noi-tieng.com (r) © 2008 - 2022